Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác những ngày tới

Không khí lạnh còn gây mưa, giông khắp các địa phương miền Bắc và miền Trung trong 1- 2 ngày tới. Sau đó sẽ có thêm không khí lạnh tăng cường về miền Bắc.

TheoTrung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, Không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác sang đến ngày 29/3 các địa phương miền Bắc và Trung Trung bộ còn duy trì trạng thái thời tiết mưa, giông rải rác do chịu tác động của không khí lạnh. Dự báo trong 1- 2 ngày tới các địa phương còn duy trì mưa, do có thêm không khí lạnh cường độ yếu tăng cường về miền Bắc. Khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày và đêm có mưa nhỏ rải rác, trời se lạnh với nền nhiệt 21- 28 độ.

> Đọc thêm: Bản tin thời tiết được cập nhật nhanh nhất

Không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác những ngày tới

Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 28/3 như sau:

Phía Tây Bắc b

Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.

Nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ, có nơi 17 – 19 độ.

Nhiệt độ cao nhất từ : : 27 - 30 độ, riêng khu Tây Bắc 31 – 34 độ.

Phía Đông Bắc b

Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, gần sáng mai có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông đến đông nam cấp 2 - 3. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 21 – 24 độ, cao nhất 27 – 30 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.

Nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 25 – 28 độ, phía nam có nơi 28 – 31 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2 – 3.

Nhiệt độ thấp nhất 24 – 27 độ, cao nhất 30 – 33 độ.

Tây Nguyên

Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất 20 – 23 độ, cao nhất 31 – 34 độ.

Nam b

Mây thay đổi, ngày nắng, riêng miền Đông có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất 24 – 27 độ, cao nhất 33 – 36 độ.

Hà Nội

Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, gần sáng mai có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông đến đông nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 27 – 30 độ.

Linh giang

> Bản tin thời tiết 3 ngày tới

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Hơn 700 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Đà Nẵng

Ngày 27/3, thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng TP.Đà Nẵng, năm 2012, lực lượng biên phòng thành phố đã phát hiện 717 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Đà Nẵng.



>> Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

Con số này đã tăng 553 lượt so với năm 2011. Trong đó, có 320 lượt do ngư dân đánh bắt cá trên biển phát hiện và cung cấp thông tin cho lực lượng biên phòng qua máy thông tin ICOM.

Các tàu cá Trung Quốc này thay đổi thủ đoạn liên tục như đi thành từng tốp đi trước, sử dụng tàu cá có công suất lớn đi trước, hỗ trợ cho hoạt động của tốp đi sau hoặc sử dụng tàu sắt lớn đi giữa cụm tàu 4 đến 10 chiếc ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Đà Nẵng .

Bộ Chỉ Huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND thành phố, cùng Sở Nông nghiệp đã tổ chức 1 biên đội gồm 6 đợt tuần tra xua đuổi 3 tốp/50 lượt chiếc ra khỏi vùng biển Việt Nam .

Đồng thời, qua công tác phối hợp, Bộ đội Biên phòng đã duy trì thông tin liên lạc với các tàu cá đánh bắt xa bờ được 6.895 phiên/24.475 lượt tàu, kip thời thông tin về thời tiết trên biển; hướng dẫn, bảo vệ ngư dân yên tâm bám biển sản xuất và kết hợp thực hiện công tác bảo vệ chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

TheoKim Oanh
Dân Việt

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính

Sáng 28/3, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP đã tổ chức Hội nghị giao ban quý I/2013 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị chủ trì hội nghị.

>> Huyện Từ Liêm làm tốt công tác cải cách hành chính
>> Loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, giải quyết tốt công việc cho dân
Quang cảnh hội nghị. Ảnh Thanh Hải
Hội nghị sẽ tập trung vào nội dung: Tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là vấn đề phân cấp mối quan hệ xử lý công việc giữa cấp và ngành, giữa chính quyền cấp trên và cơ sở; những giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện chủ đề năm 2013 - Năm kỷ cương hành chính.
Theo đánh giá của Ban cán sự Đảng UBND TP, công tác CCHC đã có những chuyển biến tích cực trong đổi mới về quy trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các TTHC được công bố và ban hành đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chi phí thời gian thực hiện có sự cải thiện. Thành phố đã xây dựng Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp giai đoạn 2012-2016 với các biện pháp kiện toàn tổ chức, tạo sự đồng bộ trong quản lý, điều hành của UBND các cấp; triển khai Đề án “Thí điểm mở lớp đào tạo 1.000 công chức nguồn của thành phố” và mở 8 lớp đào tạo cán bộ chủ chốt về xây dựng cơ quan điện tử, chính quyền điện tử
Bên cạnh đó, Ban cán sự Đảng UBND TP nhìn nhận vẫn còn một số hạn chế trong CCHC. Đó là tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn ở các sở, ngành, địa phương chưa tinh gọn; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lặp nên kết quả và tiến độ giải quyết công việc đạt hiệu quả thấp. Việc xử lý vướng mắc một số bất cập về chính sách chưa kịp thời; chất lượng hiệu quả trong tổ chức cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” có những hạn chế…
Để khắc phục những hạn chế trên, thành phố đã đề ra các giải pháp như: Tập trung chỉ đạo công tác CCHC với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; duy trì và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm, giải pháp cụ thể của từng cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố năm 2013.

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Tổng Bí thư nên kiêm Chủ tịch nước

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan khi đất nước đã có những thay đổi cần được sửa đổi phù hợp với giai đoạn lịch sử, bảo đảm đưa đất nước phát triển hùng mạnh, thịnh vượng. Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, khai thác trí tuệ đóng góp để bản Hiến pháp hoàn chỉnh. Tôi xin tham gia một số ý kiến:

 

Điều 9 khoản 3 ghi: “Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”. Nêu “Nhà nước tạo điều kiện” chỉ là định hướng, tạo điều kiện “thế nào”, “cái gì”, “bao nhiêu” để MTTQ và các đoàn thể hoạt động, dễ dẫn đến cơ chế xin - cho. Theo tôi nên ghi: “Nhà nước đảm bảo điều kiện phù hợp với nhiệm vụ được giao để MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” là chặt chẽ, đầy đủ.

Điều 15, khoản 1 ghi: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật”. Nêu như vậy rất chung chung khó xác định, có thể hiểu thế nào cũng được, dễ dẫn đến làm sai, tùy tiện. Tôi đề nghị ghi rõ: Dân được biết cái gì, cái gì không nên biết, được nói cái gì, cái gì không được nói, được những quyền gì? Khoản 2 điều này ghi: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”, những từ “chỉ có thể bị giới hạn”, “cần thiết” rất chung chung, hiểu thế nào cũng được, rất dễ lạm dụng, cần viết rõ “chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì đảm bảo bí mật, an toàn quốc phòng, an ninh quốc gia và đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân”. Điều 18, khoản 2 ghi: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác”. Nêu như vậy: Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ những người Việt Nam yêu nước, không vi phạm pháp luật là đúng với nguyện vọng của nhân dân. Nhưng nếu là người Việt Nam ra nước ngoài vi phạm pháp luật nước ngoài đối chiếu với luật pháp Việt Nam cũng vi phạm thì xử lí thế nào? Để bảo đảm nghiêm pháp luật, quan hệ quốc tế, Hiến pháp cũng phải nêu cụ thể. Điều 31, khoản 2 ghi: “Cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khiếu nại tố cáo”. Nên thêm: “Nếu không giải quyết hoặc giải quyết sai lệch thì xử lí theo pháp luật”. Nhiều năm qua, một số trường hợp khiếu nại, tố cáo của nhân dân không giải quyết, chuyển vòng vo, đùn đẩy, hoặc giải quyết oan sai, kéo dài, gây dư luận bất bình, thậm chí phẫn nộ.

Điều 58, khoản 1 ghi: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lí theo quy hoạch và pháp luật”. Nêu như vậy chưa thấy hết “là tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng”. Nên nêu thêm: “Quy hoạch phải đảm bảo an ninh lương thực chắc chắn, bền vững, phải được phân cấp quản lí và quản lí nghiêm ngặt, tổ chức cá nhân vi phạm phải xử lí theo pháp luật”. Quyền của UBND huyện, UBND tỉnh, Chính phủ được đến đâu, Quốc hội đến đâu. Điều 62, khoản 1 ghi: “Nhà nước ban hành chính sách đầu tư, phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân... ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác”. Ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN có sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mới chỉ là định hướng, cần nêu thế nào để có thể so sánh đánh giá giá trị cụ thể kết quả ưu tiên. Nên nêu thêm: “Không để có khoảng cách xa về chăm sóc sức khỏe so với các vùng khác”. Điều 63, khoản 1 nêu: “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội, đa dạng, toàn diện có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp NCT, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”. Hiện tại có một số đối tượng khó khăn đã được Nhà nước trợ cấp nhưng quá thấp, sống chật vật. Cần nêu thêm: “Những người yếu thế, đặc biệt khó khăn không có khả năng đảm bảo đời sống, Nhà nước trợ cấp đảm bảo mức sống tối thiểu so với xã hội hiện tại”. Khoản 2 điều này nêu: “Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”. Thực tế một số người có công đã được hưởng chính sách ưu đãi nhưng mức sống vẫn rất thấp. Cần nêu thêm: “Đảm bảo cho mọi người có công, có mức sống trung bình so với xã hội hiện tại”.

Điều 93: Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, đề nghị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước

Bùi Đăng Du
Phó Trưởng ban Thường trực
BĐD Hội NCT tỉnh Sơn La

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Cao Bằng, Lào Cai thiệt hại nặng sau mưa đá

Hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều người bị thương là những thiệt hại bước đầu được thống kê sau khi diễn ra hai trận mưa đá, tại hai tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.

 

Hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều người bị thương là những thiệt hại bước đầu được thống kê sau khi diễn ra hai trận mưa đá, tại hai tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.

 

Làng quê hoang tàn sau trận mưa đá. (Ảnh khai thác)

 

Tại Cao Bằng: Theo thống kê sơ bộ, trong trận mưa đá kèm lốc xoáy diễn ra từ ngày 26/3 đến 15h ngày 27/3, đã làm cho gần 350 ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, hàng trăm ha diện tích hoa màu bị mưa đá hủy hoại… Qua khảo sát ban đầu, đã có 6/13 huyện thị bị thiệt hại do trận thiên tai. Đặc biệt, do hạt mưa đá khá to nên nhiều ô tô đỗ ven đường cũng đã bị vỡ kính lái.

Trong khi đó, tại tỉnh Lào Cai: Rạng sáng ngày 27/3, trên địa bàn 3 huyện phía Đông của Lào Cai gồm: Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai đã xảy ra trận mưa đá lớn có đường kính từ 5 - 10 cm, nên các mái nhà lợp ngói proximăng và mái tôn đều bị hư hại.

Thống kê ban đầu có 18 người bị thương, 10.500 hộ dân bị thiệt hại, nhiều trường học, trạm xá bị vỡ ngói và nhiều diện tích hoa màu bị dập nát. Một khối lượng lớn lương thực dự trữ trong dân và các tiện nghi gia đình cũng đã bị ảnh hưởng do nhiễm nước.

 

CBS

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Mưa đá dội xuống Sa Pa

Đây là trận mưa đá đầu tiên xảy ra ở Sa Pa năm 2013.

Chiều 27-3, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, Lào Cai có mưa rào và giông vài nơi, tại xã Sử Pán (Sa Pa) xảy ra mưa đá kèm theo gió giật mạnh trong cơn giông.


Mưa đá rơi ở huyện Mường Khương vào đêm 26, rạng sáng 27-3

Ông Nguyễn Văn Điền, người dân địa phương cho biết, trận mưa đá kéo dài khoảng 10 phút từ lúc 18 giờ 50 phút, chấm dứt vào khoảng 19 giờ, đường kính trung bình của hạt đá từ 1,5-2 cm, nhiều hạt lớn đạt mức 3 cm. Mưa đá đi kèm với mưa rào và gió giật mạnh, tốc độ gió ước khoảng cấp 6-7, giật cấp 8, mưa đá rơi khá dày, sau khi mưa kết thúc, hạt đá phủ trắng sân trước nhà, trong vườn, đường đi.

Trận mưa đá làm nhiều diện tích rau màu bị dập nát hư hại; cây ăn quả trong vườn của người dân địa phương như đào, mận, mơ đang trong thời kỳ quả non bị hạt đá ném rụng tơi tả.

Trước đó, sáng ngày 27-3, một đợt mưa đá khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử xảy ra ở ba huyện gồm Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai làm bị thương nhiều người. Thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu là rất lớn.

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến và làm việc tại Quảng Bình

Phó Thủ tướng làm việc về tình hình sắp xếp nông - lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.

Sáng nay (16/3), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu Đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình về tình hình sắp xếp nông - lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình có 4 nông lâm trường thực hiện sắp xếp lại, đến nay cơ bản đã tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng thành viên. Mô hình hoạt động của các Công ty tinh gọn, phù hợp, cơ cấu lại ngành nghề để tập trung phát triển sản xuất.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý, tỉnh Quảng Bình cần nghiên cứu về các mô hình sản xuất kinh doanh nghề rừng phù hợp, trên cơ sở phân ra từng loại rừng để nghiên cứu chế độ chính sách nhằm thu hút người dân sống gần rừng cùng tham gia bảo vệ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Bình đã huy động hơn 1.230 tỷ đồng triển khai xây dựng 149 công trình giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nước sạch; sửa chữa, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, tỉnh Quảng Bình cần rà soát quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp; huy động tốt hơn các nguồn lực xã hội để xây dựng chương trình nông thôn mới có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: “Các chỉ tiêu của tỉnh so với chỉ tiêu chung của cả nước về cơ bản là cao hơn rất nhiều, ví dụ như thu ngân sách hoàn thành được kế hoạch, thể hiện sự khởi sắc hứa hẹn trong tương lai sự phát triển của tỉnh. Hệ thống chính trị đã có những đổi mới và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ từ trên xuống dưới. Đây là điều kiện rất tốt để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới”./.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin thời sự