Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác những ngày tới

Không khí lạnh còn gây mưa, giông khắp các địa phương miền Bắc và miền Trung trong 1- 2 ngày tới. Sau đó sẽ có thêm không khí lạnh tăng cường về miền Bắc.

TheoTrung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, Không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác sang đến ngày 29/3 các địa phương miền Bắc và Trung Trung bộ còn duy trì trạng thái thời tiết mưa, giông rải rác do chịu tác động của không khí lạnh. Dự báo trong 1- 2 ngày tới các địa phương còn duy trì mưa, do có thêm không khí lạnh cường độ yếu tăng cường về miền Bắc. Khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày và đêm có mưa nhỏ rải rác, trời se lạnh với nền nhiệt 21- 28 độ.

> Đọc thêm: Bản tin thời tiết được cập nhật nhanh nhất

Không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác những ngày tới

Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 28/3 như sau:

Phía Tây Bắc b

Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.

Nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ, có nơi 17 – 19 độ.

Nhiệt độ cao nhất từ : : 27 - 30 độ, riêng khu Tây Bắc 31 – 34 độ.

Phía Đông Bắc b

Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, gần sáng mai có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông đến đông nam cấp 2 - 3. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 21 – 24 độ, cao nhất 27 – 30 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.

Nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 25 – 28 độ, phía nam có nơi 28 – 31 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2 – 3.

Nhiệt độ thấp nhất 24 – 27 độ, cao nhất 30 – 33 độ.

Tây Nguyên

Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất 20 – 23 độ, cao nhất 31 – 34 độ.

Nam b

Mây thay đổi, ngày nắng, riêng miền Đông có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất 24 – 27 độ, cao nhất 33 – 36 độ.

Hà Nội

Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, gần sáng mai có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông đến đông nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 27 – 30 độ.

Linh giang

> Bản tin thời tiết 3 ngày tới

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Hơn 700 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Đà Nẵng

Ngày 27/3, thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng TP.Đà Nẵng, năm 2012, lực lượng biên phòng thành phố đã phát hiện 717 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Đà Nẵng.



>> Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

Con số này đã tăng 553 lượt so với năm 2011. Trong đó, có 320 lượt do ngư dân đánh bắt cá trên biển phát hiện và cung cấp thông tin cho lực lượng biên phòng qua máy thông tin ICOM.

Các tàu cá Trung Quốc này thay đổi thủ đoạn liên tục như đi thành từng tốp đi trước, sử dụng tàu cá có công suất lớn đi trước, hỗ trợ cho hoạt động của tốp đi sau hoặc sử dụng tàu sắt lớn đi giữa cụm tàu 4 đến 10 chiếc ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Đà Nẵng .

Bộ Chỉ Huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND thành phố, cùng Sở Nông nghiệp đã tổ chức 1 biên đội gồm 6 đợt tuần tra xua đuổi 3 tốp/50 lượt chiếc ra khỏi vùng biển Việt Nam .

Đồng thời, qua công tác phối hợp, Bộ đội Biên phòng đã duy trì thông tin liên lạc với các tàu cá đánh bắt xa bờ được 6.895 phiên/24.475 lượt tàu, kip thời thông tin về thời tiết trên biển; hướng dẫn, bảo vệ ngư dân yên tâm bám biển sản xuất và kết hợp thực hiện công tác bảo vệ chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

TheoKim Oanh
Dân Việt

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính

Sáng 28/3, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP đã tổ chức Hội nghị giao ban quý I/2013 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị chủ trì hội nghị.

>> Huyện Từ Liêm làm tốt công tác cải cách hành chính
>> Loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, giải quyết tốt công việc cho dân
Quang cảnh hội nghị. Ảnh Thanh Hải
Hội nghị sẽ tập trung vào nội dung: Tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là vấn đề phân cấp mối quan hệ xử lý công việc giữa cấp và ngành, giữa chính quyền cấp trên và cơ sở; những giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện chủ đề năm 2013 - Năm kỷ cương hành chính.
Theo đánh giá của Ban cán sự Đảng UBND TP, công tác CCHC đã có những chuyển biến tích cực trong đổi mới về quy trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các TTHC được công bố và ban hành đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chi phí thời gian thực hiện có sự cải thiện. Thành phố đã xây dựng Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp giai đoạn 2012-2016 với các biện pháp kiện toàn tổ chức, tạo sự đồng bộ trong quản lý, điều hành của UBND các cấp; triển khai Đề án “Thí điểm mở lớp đào tạo 1.000 công chức nguồn của thành phố” và mở 8 lớp đào tạo cán bộ chủ chốt về xây dựng cơ quan điện tử, chính quyền điện tử
Bên cạnh đó, Ban cán sự Đảng UBND TP nhìn nhận vẫn còn một số hạn chế trong CCHC. Đó là tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn ở các sở, ngành, địa phương chưa tinh gọn; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lặp nên kết quả và tiến độ giải quyết công việc đạt hiệu quả thấp. Việc xử lý vướng mắc một số bất cập về chính sách chưa kịp thời; chất lượng hiệu quả trong tổ chức cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” có những hạn chế…
Để khắc phục những hạn chế trên, thành phố đã đề ra các giải pháp như: Tập trung chỉ đạo công tác CCHC với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; duy trì và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm, giải pháp cụ thể của từng cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố năm 2013.

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Tổng Bí thư nên kiêm Chủ tịch nước

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan khi đất nước đã có những thay đổi cần được sửa đổi phù hợp với giai đoạn lịch sử, bảo đảm đưa đất nước phát triển hùng mạnh, thịnh vượng. Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, khai thác trí tuệ đóng góp để bản Hiến pháp hoàn chỉnh. Tôi xin tham gia một số ý kiến:

 

Điều 9 khoản 3 ghi: “Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”. Nêu “Nhà nước tạo điều kiện” chỉ là định hướng, tạo điều kiện “thế nào”, “cái gì”, “bao nhiêu” để MTTQ và các đoàn thể hoạt động, dễ dẫn đến cơ chế xin - cho. Theo tôi nên ghi: “Nhà nước đảm bảo điều kiện phù hợp với nhiệm vụ được giao để MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” là chặt chẽ, đầy đủ.

Điều 15, khoản 1 ghi: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật”. Nêu như vậy rất chung chung khó xác định, có thể hiểu thế nào cũng được, dễ dẫn đến làm sai, tùy tiện. Tôi đề nghị ghi rõ: Dân được biết cái gì, cái gì không nên biết, được nói cái gì, cái gì không được nói, được những quyền gì? Khoản 2 điều này ghi: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”, những từ “chỉ có thể bị giới hạn”, “cần thiết” rất chung chung, hiểu thế nào cũng được, rất dễ lạm dụng, cần viết rõ “chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì đảm bảo bí mật, an toàn quốc phòng, an ninh quốc gia và đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân”. Điều 18, khoản 2 ghi: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác”. Nêu như vậy: Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ những người Việt Nam yêu nước, không vi phạm pháp luật là đúng với nguyện vọng của nhân dân. Nhưng nếu là người Việt Nam ra nước ngoài vi phạm pháp luật nước ngoài đối chiếu với luật pháp Việt Nam cũng vi phạm thì xử lí thế nào? Để bảo đảm nghiêm pháp luật, quan hệ quốc tế, Hiến pháp cũng phải nêu cụ thể. Điều 31, khoản 2 ghi: “Cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khiếu nại tố cáo”. Nên thêm: “Nếu không giải quyết hoặc giải quyết sai lệch thì xử lí theo pháp luật”. Nhiều năm qua, một số trường hợp khiếu nại, tố cáo của nhân dân không giải quyết, chuyển vòng vo, đùn đẩy, hoặc giải quyết oan sai, kéo dài, gây dư luận bất bình, thậm chí phẫn nộ.

Điều 58, khoản 1 ghi: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lí theo quy hoạch và pháp luật”. Nêu như vậy chưa thấy hết “là tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng”. Nên nêu thêm: “Quy hoạch phải đảm bảo an ninh lương thực chắc chắn, bền vững, phải được phân cấp quản lí và quản lí nghiêm ngặt, tổ chức cá nhân vi phạm phải xử lí theo pháp luật”. Quyền của UBND huyện, UBND tỉnh, Chính phủ được đến đâu, Quốc hội đến đâu. Điều 62, khoản 1 ghi: “Nhà nước ban hành chính sách đầu tư, phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân... ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác”. Ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN có sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mới chỉ là định hướng, cần nêu thế nào để có thể so sánh đánh giá giá trị cụ thể kết quả ưu tiên. Nên nêu thêm: “Không để có khoảng cách xa về chăm sóc sức khỏe so với các vùng khác”. Điều 63, khoản 1 nêu: “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội, đa dạng, toàn diện có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp NCT, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”. Hiện tại có một số đối tượng khó khăn đã được Nhà nước trợ cấp nhưng quá thấp, sống chật vật. Cần nêu thêm: “Những người yếu thế, đặc biệt khó khăn không có khả năng đảm bảo đời sống, Nhà nước trợ cấp đảm bảo mức sống tối thiểu so với xã hội hiện tại”. Khoản 2 điều này nêu: “Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”. Thực tế một số người có công đã được hưởng chính sách ưu đãi nhưng mức sống vẫn rất thấp. Cần nêu thêm: “Đảm bảo cho mọi người có công, có mức sống trung bình so với xã hội hiện tại”.

Điều 93: Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, đề nghị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước

Bùi Đăng Du
Phó Trưởng ban Thường trực
BĐD Hội NCT tỉnh Sơn La

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Cao Bằng, Lào Cai thiệt hại nặng sau mưa đá

Hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều người bị thương là những thiệt hại bước đầu được thống kê sau khi diễn ra hai trận mưa đá, tại hai tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.

 

Hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều người bị thương là những thiệt hại bước đầu được thống kê sau khi diễn ra hai trận mưa đá, tại hai tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.

 

Làng quê hoang tàn sau trận mưa đá. (Ảnh khai thác)

 

Tại Cao Bằng: Theo thống kê sơ bộ, trong trận mưa đá kèm lốc xoáy diễn ra từ ngày 26/3 đến 15h ngày 27/3, đã làm cho gần 350 ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, hàng trăm ha diện tích hoa màu bị mưa đá hủy hoại… Qua khảo sát ban đầu, đã có 6/13 huyện thị bị thiệt hại do trận thiên tai. Đặc biệt, do hạt mưa đá khá to nên nhiều ô tô đỗ ven đường cũng đã bị vỡ kính lái.

Trong khi đó, tại tỉnh Lào Cai: Rạng sáng ngày 27/3, trên địa bàn 3 huyện phía Đông của Lào Cai gồm: Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai đã xảy ra trận mưa đá lớn có đường kính từ 5 - 10 cm, nên các mái nhà lợp ngói proximăng và mái tôn đều bị hư hại.

Thống kê ban đầu có 18 người bị thương, 10.500 hộ dân bị thiệt hại, nhiều trường học, trạm xá bị vỡ ngói và nhiều diện tích hoa màu bị dập nát. Một khối lượng lớn lương thực dự trữ trong dân và các tiện nghi gia đình cũng đã bị ảnh hưởng do nhiễm nước.

 

CBS

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Mưa đá dội xuống Sa Pa

Đây là trận mưa đá đầu tiên xảy ra ở Sa Pa năm 2013.

Chiều 27-3, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, Lào Cai có mưa rào và giông vài nơi, tại xã Sử Pán (Sa Pa) xảy ra mưa đá kèm theo gió giật mạnh trong cơn giông.


Mưa đá rơi ở huyện Mường Khương vào đêm 26, rạng sáng 27-3

Ông Nguyễn Văn Điền, người dân địa phương cho biết, trận mưa đá kéo dài khoảng 10 phút từ lúc 18 giờ 50 phút, chấm dứt vào khoảng 19 giờ, đường kính trung bình của hạt đá từ 1,5-2 cm, nhiều hạt lớn đạt mức 3 cm. Mưa đá đi kèm với mưa rào và gió giật mạnh, tốc độ gió ước khoảng cấp 6-7, giật cấp 8, mưa đá rơi khá dày, sau khi mưa kết thúc, hạt đá phủ trắng sân trước nhà, trong vườn, đường đi.

Trận mưa đá làm nhiều diện tích rau màu bị dập nát hư hại; cây ăn quả trong vườn của người dân địa phương như đào, mận, mơ đang trong thời kỳ quả non bị hạt đá ném rụng tơi tả.

Trước đó, sáng ngày 27-3, một đợt mưa đá khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử xảy ra ở ba huyện gồm Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai làm bị thương nhiều người. Thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu là rất lớn.

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến và làm việc tại Quảng Bình

Phó Thủ tướng làm việc về tình hình sắp xếp nông - lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.

Sáng nay (16/3), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu Đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình về tình hình sắp xếp nông - lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình có 4 nông lâm trường thực hiện sắp xếp lại, đến nay cơ bản đã tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng thành viên. Mô hình hoạt động của các Công ty tinh gọn, phù hợp, cơ cấu lại ngành nghề để tập trung phát triển sản xuất.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý, tỉnh Quảng Bình cần nghiên cứu về các mô hình sản xuất kinh doanh nghề rừng phù hợp, trên cơ sở phân ra từng loại rừng để nghiên cứu chế độ chính sách nhằm thu hút người dân sống gần rừng cùng tham gia bảo vệ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Bình đã huy động hơn 1.230 tỷ đồng triển khai xây dựng 149 công trình giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nước sạch; sửa chữa, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, tỉnh Quảng Bình cần rà soát quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp; huy động tốt hơn các nguồn lực xã hội để xây dựng chương trình nông thôn mới có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: “Các chỉ tiêu của tỉnh so với chỉ tiêu chung của cả nước về cơ bản là cao hơn rất nhiều, ví dụ như thu ngân sách hoàn thành được kế hoạch, thể hiện sự khởi sắc hứa hẹn trong tương lai sự phát triển của tỉnh. Hệ thống chính trị đã có những đổi mới và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ từ trên xuống dưới. Đây là điều kiện rất tốt để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới”./.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin thời sự

Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề bức xúc ở Giao Thủy

Đường giao thông nông thôn ở xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy được nâng cấp từ đóng góp của nhân dân.

 

Từ năm 2002 về trước, huyện Giao Thủy được nhắc đến là điểm "nóng" về an ninh nông thôn (ANNT). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở không giải quyết kịp thời, dứt điểm những vụ việc nảy sinh trên địa bàn, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài. Khi ấy, Chính phủ đã phải cử một đồng chí Phó Thủ tướng về trực tiếp đối thoại với nhân dân trong bốn ngày liền, để lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, cùng địa phương từng bước giải quyết các vụ việc thấu lý đạt tình, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ bài học kinh nghiệm này, khi triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy Giao Thủy chỉ đạo tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc từ cơ sở; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, không để phát sinh phức tạp.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Nghinh cho biết, trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, Huyện ủy yêu cầu các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát, phân loại tất cả đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân để tập trung xử lý. Việc giải tỏa chín ki-ốt của các hộ dân ở thị trấn Ngô Đồng để lấy mặt bằng xây dựng khu Trung tâm văn hóa huyện được xác định là "khâu đột phá" cho quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Vụ việc tuy không lớn, nhưng kéo dài nhiều năm, có dư luận cho rằng cán bộ "tư túi" cho nên không dám làm mạnh. Qua kiểm tra, rà soát các văn bản, hồ sơ thuê đất làm ki-ốt của các hộ dân cho thấy việc ký kết hợp đồng trước đây có những điểm, những nội dung chưa hợp lý, không chặt chẽ. Một số người dựa vào đó chây ì chưa muốn dỡ bỏ ki-ốt trả lại mặt bằng. Phương án cưỡng chế đã phải tính đến. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở, tập trung tuyên truyền, vận động thuyết phục, giúp các chủ ki-ốt hiểu được vấn đề, tự giác tháo dỡ ki-ốt. Sau khi có mặt bằng, huyện Giao Thủy khẩn trương xây dựng Trung tâm văn hóa huyện khang trang, bề thế kịp thời đưa vào hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Ở một số xã có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, buông lỏng quản lý đất đai đều được Ban Thường vụ Huyện ủy ra văn bản gợi ý kiểm điểm. Theo đó, các đơn vị này đã kiểm điểm nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, rút ra nhiều bài học sâu sắc, xây dựng kế hoạch khắc phục. Căn cứ vào kết quả kiểm điểm của các đơn vị, Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định khiển trách đối với tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ xã Giao Thiện; cảnh cáo Chủ tịch UBND xã; khiển trách Bí thư Đảng ủy và cán bộ địa chính của xã này, vì buông lỏng quản lý đất đai. Bí thư Đảng ủy xã Giao Thiện Trần Thanh Minh cho biết, nhìn chung cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã đều cho rằng việc xử lý kỷ luật như vậy là đúng, thấu tình đạt lý. Trong kế hoạch sửa chữa, khắc phục sau kiểm điểm, Đảng bộ xã Giao Thiện xây dựng lại quy chế làm việc, xác định trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường mối đoàn kết thống nhất giữa Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã; cải tiến tác phong, lề lối làm việc theo hướng dành nhiều thời gian đi cơ sở, gần dân, sát dân hơn. Đảng ủy cũng đã ban hành hai nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế; tuyển quân năm 2013. Những chủ trương đúng, trúng của Đảng ủy xã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Năm 2012, Giao Thiện có bước chuyển biến rõ rệt, thu ngân sách đạt hơn bốn tỷ đồng, vượt gần 100% kế hoạch; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân năm 2013.

Những việc làm cấp bách về xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) của Ban Thường vụ Huyện ủy Giao Thủy đã đem lại niềm tin cho nhân dân, tạo thêm động lực mới để Giao Thủy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2012, Giao Thủy là đơn vị cấp huyện đầu tiên ở Nam Định hoàn thành dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) bảo đảm đúng mục tiêu đề ra: giảm số thửa ruộng canh tác/hộ xã viên; nâng cấp đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; quy vùng sản xuất tập trung; giữ vững ổn định chính trị và ANNT trên địa bàn. Nông dân các xã tự nguyện góp đất với mức bình quân 21m2 đất/sào ruộng canh tác và từ 150 nghìn đến 200 nghìn đồng/sào ruộng canh tác để làm đường giao thông, củng cố kênh mương và hệ thống đường ra đồng. Để hoàn thành việc DĐĐT, Giao Thủy đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó vai trò và sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở có tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của người dân. Các chi bộ xóm, đội sản xuất phân công đảng viên phụ trách nhóm hộ xã viên thực hiện DĐĐT. Hầu hết gia đình cán bộ, đảng viên ở các xã đều nhận phần ruộng xấu về mình, nhường ruộng tốt cho xã viên, không phải tổ chức bốc thăm, không để xảy ra khiếu kiện, tình làng nghĩa xóm càng thêm bền chặt. Niềm tin được củng cố, nhiều hộ dân tự nguyện ủng hộ hàng trăm triệu đồng để xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu như gia đình ông Trịnh Văn Đoán, giáo dân ở xã Giao Thiện ủng hộ gần một tỷ đồng; ông Phan Văn Cảnh, cũng ở Giao Thiện ủng hộ hơn 200 triệu đồng...

Kết quả bước đầu trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng ở Giao Thủy đã tạo sự chuyển biến trong đội ngũ cán bộ cơ sở từ nhận thức đến hành động và tác phong, lề lối làm việc. Mối quan hệ giữa cấp ủy đảng, chính quyền với dân ngày càng thêm bền chặt. Qua đó đã huy động được mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.

Các bài liên quan:

thu mua nhom phe lieu

Tin thời sự

Trụ điện gãy la liệt

 Nhiều người dân ở ấp Hội Tín, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) rất lo sợ khi phải ngày ngày đi qua hàng chục trụ điện bị gãy, đổ dọc đường.

Trụ điện trước nhà ông Tăng Văn Thành bị gãy nên ông phải dùng cây chống tạm - Ảnh: Thanh Tú

Ông Tăng Văn Thành, một người dân ở khu vực trên, cho biết đường dây điện đi qua trước cửa nhà ông có khoảng 100 trụ điện thì có vài chục trụ đã gãy. Trong đó, trụ điện trước nhà ông đã bị gãy gần ba năm nay nhưng chẳng thấy ai đến sửa nên ông phải lấy cây chống tạm. Tại những khu vực khác, trụ điện nghiêng ngả, dây điện nằm vắt qua cây ăn trái nên mỗi khi đến mùa thu hoạch người dân càng lo điện giật.

Theo ông Nguyễn Văn Lưu, chủ tịch UBND xã Hội Xuân, đường dây và các trụ điện nói trên đã có từ hơn 15 năm trước. Trước đây, các trụ điện này do dân hùn tiền làm để kéo điện.

Từ năm 2009, hệ thống điện này đã bàn giao cho ngành điện quản lý. Khi các trụ điện xuống cấp, nhiều trụ bị gãy, địa phương đã nhiều lần làm văn bản đề nghị ngành điện sớm thay mới nhưng đến nay chưa thấy thực hiện. “Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi là lỡ người dân bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng thì không biết ăn nói sao với dân” - ông Lưu nói.

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Ngư dân Quảng Ngãi trúng đậm cá hố

TT - Những ngày qua, nhiều tàu cá của ngư dân xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ (Quảng Ngãi) trúng đậm cá hố. Sau vài ngày ra khơi đánh bắt, mỗi tàu cá thu được 2-4 tấn cá, với mức giá 62.000-120.000 đồng/kg như hiện tại, bình quân mỗi tàu lãi trên dưới 50 triệu đồng.

Thu mua cá hố tại bến cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh - Ảnh: Minh Kỳ

Đơn cử như tàu QNg 44364 của ngư dân Phạm Tấn Lực (xã Phổ Thạnh) sau năm ngày đánh bắt thu được hơn 3,5 tấn cá, trừ chi phí ông Lực thu được trên 50 triệu đồng.

Theo nhiều ngư dân địa phương, đây là thời điểm cá hố nhiều nhất trong ba năm qua. Không chỉ trúng đậm cá hố, ngư dân Phổ Thạnh hành nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa cũng đạt sản lượng đánh bắt khá cao.

Các bài liên quan:

thu mua nhom phe lieu

Tin thời sự

Cần tăng cường an ninh tại khu đô thị ĐHQG TP.HCM

TT - Đẩy mạnh đội ngũ an ninh, đảm bảo trật tự trên các tuyến đường quanh khu đô thị ĐHQG TP.HCM (đặc biệt là các tuyến đường dẫn sang khu ký túc xá B) là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị công tác an ninh trật tự - an toàn xã hội tại ĐHQG TP.HCM trong năm 2013 vừa diễn ra.

Theo đó, ban giám đốc ĐHQG TP.HCM cùng các sở ban ngành, chính quyền địa phương liên kết xây dựng quy định an ninh, trật tự an toàn tại khu đô thị.

Ngoài ra, các hệ thống đèn chiếu sáng, cảnh quan, biển báo và phương tiện vận chuyển (hệ thống xe buýt nội bộ)... cũng tiến hành đồng bộ, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh các tệ nạn đua xe, cướp giật, trộm cắp, trấn lột sinh viên vẫn còn diễn ra trong khu vực. Dự kiến sắp tới, ĐHQG TP.HCM sẽ triển khai vận động toàn bộ sinh viên đang ở trọ tại các nhà dân quanh khu đô thị ĐHQG TP.HCM và khu vực Đông Bắc (TP.HCM) vào lưu trú tại ký túc xá B ĐHQG TP.HCM, góp phần đảm bảo công tác an ninh tại đây.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin thời sự

Chánh án TAND Tối cao thừa nhận có hiện tượng chạy án

Trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng qua (22.3), Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình mở đầu bằng lời cảm ơn đồng bào, các vị ĐBQH và báo chí đã phản ánh những tiêu cực của ngành tòa án.

Sau đó, ông thừa nhận, hiện tượng cán bộ ngành tòa án chạy án, nhận hối lộ như dư luận và các vị ĐBQH nêu ra là có thật, thậm chí đã có trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn 7 chỉ tiêu được nêu trong nghị quyết Quốc hội về công tác tư pháp “Không để xảy ra kết án oan người vô tội. Chấm dứt việc trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng quy định của pháp luật. Khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn. Khắc phục tình trạng án tuyên không rõ ràng. Nâng tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trên 80%. Khắc phục tình trạng trả lời không có căn cứ kháng án. Bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn 100%. Nâng tỉ lệ tranh tụng tại phiên tòa”.

Theo Chủ tịch Quốc hội, chỉ có một chỉ tiêu tuyển đủ biên chế là chánh án hứa đến cuối 2014 sẽ tuyển đủ.

“Tôi chỉ xin hỏi một câu thôi” - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói – “Nghị quyết 07, chánh án có đảm bảo thực hiện được không?”

Đây rõ ràng là câu hỏi không hề dễ trả lời. Và Chánh án Trương Hòa Bình tỏ rõ sự bối rối, bày tỏ “quyết tâm chính trị của toàn ngành” hứa cố gắng đạt các chỉ tiêu. “Gần đạt 100%. Nếu có cái nào đó chưa đạt thì chánh án sẽ chịu trách nhiệm” - ông Bình hứa.

Trước đó, trả lời chất vấn về tỉ lệ án treo đối với án tham nhũng còn quá lớn, có nơi lên tới 40%, Chánh án Trương Hòa Bình mỉm cười dẫn nghị quyết của ngành tòa án. Theo ông, tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu (chiếm từ 6 - 8% số đối tượng). Ông lý giải trong các vụ tham nhũng “số thừa hành chiếm số đông”, họ lại là “cán bộ công chức nhà nước có nhân thân tốt”, việc xét xử vì thế tòa án cần vận dụng chính sách hình sự nghiêm trị với người cầm đầu, đúng mức độ, nhưng cũng áp dụng chính sách khoan hồng với người tự thú, tự giác khắc phục hậu quả, tố giác tội phạm…Về dư luận hoài nghi tiêu cực chạy án, chánh án nói: “Không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử”.

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Đác Nông, Kon Tum thiếu nước tưới trầm trọng, gây thiệt hại nặng

* Khu vực Trung Bộ cần đề phòng lốc xoáy và mưa đá * Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi

 

Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thủy văn T.Ư cho biết: Do khí lạnh và khí nóng đan xen, nên khu vực Trung Bộ cần đề phòng lốc xoáy và mưa đá. Đối với các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội dù không có nắng nóng nhưng nền nhiệt tăng lên mức 29 - 32oC. Các tỉnh Nam Bộ vẫn duy trì nắng nóng diện rộng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh, nhiệt độ phổ biến 33 - 35oC, có nơi 36oC.

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đác Nông cho biết: Từ đầu mùa khô năm 2013 đến nay, hạn hán đã gây thiệt hại 1.224 ha lúa nước, 9.293 ha cà-phê, 145 ha màu và một số diện tích cây trồng khác bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó đã có 14 ha lúa nước bị mất trắng, hàng nghìn ha cà-phê ở các huyện: Đác Song, Đác Mil, Cư Giút và Krông Nô thiếu nước tưới nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nông dân trong tỉnh hơn 500 tỷ đồng. Nếu tình trạng nắng nóng gay gắt như hiện nay kéo dài khoảng một tháng nữa sẽ có khả năng làm cho 1.500 ha lúa nước, 40 nghìn ha cà-phê và nhiều diện tích các cây trồng khác bị hạn nặng. Theo ước tính, tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh Kon Tum do tình trạng hạn hán xảy ra trên diện rộng là 75 tỷ đồng. Tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi ngày một nghiêm trọng. Thậm chí một số công trình hồ chứa bị trơ đáy như: hồ tưới Cà Sâm thuộc xã Đác La (huyện Đác Hà) hồ Tân Điền và hồ đập Cà Tiên. Ngoài ra, đã có bảy công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hạn và năm công trình đang có nguy cơ bị hạn và hơn 1.000 giếng đào ở huyện Sa Thầy, Đác Hà và TP Kon Tum thiếu nước trầm trọng.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Nam Định: Đến nay đã có 118/229 xã thuộc chín huyện triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, trong đó đàn lợn tiêm được hơn 81.700 con, đàn trâu bò hơn 1.600 con. Chi cục phối hợp Trạm thú y các huyện tăng cường vận động người chăn nuôi tham gia cùng lực lượng thú y cơ sở triển khai các đợt tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại chăn nuôi để chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tính đến thời điểm này đã có 200 con lợn của 20 hộ dân tại thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút tai xanh. Hiện trên địa bàn tỉnh, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò xảy ra ở phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, vẫn chưa được khống chế một cách dứt điểm. Trước tình hình dịch bệnh gia súc diễn biến phức tạp, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, buộc các hộ dân cam kết nuôi nhốt tại chỗ, không được buôn bán, giết mổ; tổ chức tiêm phòng 2.300 liều vắc-xin cho vùng có dịch, huy động hơn 10 tấn vôi bột và sử dụng 300 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng cho chuồng trại chăn nuôi. Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận cho biết, do người dân đổ xô nuôi vịt để đón đầu thu hoạch vụ lúa đông xuân, nên nguy cơ tiềm ẩn đối với dịch cúm gia cầm H5N1 rất cao. Vì vậy, Chi cục đã chỉ đạo Trạm thú y của bảy huyện, thành phố tổ chức tiêm phòng đồng loạt, chủ yếu là các bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng... cho hơn 337 nghìn con gia súc và tiêm vắc-xin cúm A (H5N1) cho gần 1,4 triệu con gia cầm, tiến hành mua 15 nghìn liều vắc-xin để tiêm phòng bệnh lợn tai xanh.

Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vừa có đợt kiểm tra tình hình phòng trừ sâu bệnh tại một số huyện: Mường Khương, Văn Bàn, Bảo Yên phát hiện hầu hết diện tích lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn đều có liên quan đến giống BC15 không nằm trong cơ cấu giống của ngành trồng trọt trong vụ xuân 2013. Do thiếu thông tin, nên một số hộ nông dân các huyện trên đem về trồng đã phát sinh ngay bệnh. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp các địa phương chỉ đạo nông dân cấy thay thế bằng giống khác và tổ chức xử lý đất, phun thuốc phòng tránh bệnh lây lan ra diện rộng.

Các bài liên quan:

thu mua nhom phe lieu

Tin thời sự

Lâm Đồng: Yêu cầu thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa nước

Ngày 22.3, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có công văn với yêu cầu trên gửi các cơ quan chức năng, đơn vị và các địa phương trong tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh nhận định: “Theo dự báo, tình hình thời tiết năm 2013 khả năng mùa khô hạn sẽ kéo dài” nên để đảm bảo sản xuất cho các vùng nông nghiệp, UBND tỉnh giao Sở NNPTNT chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương và đơn vị “Kiểm tra việc xả nước của các nhà máy thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4...; yêu cầu chủ công trình thủy điện thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt và chống hạn cho các vùng hạ du”.

Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều công trình thủy điện được xây dựng ở phía thượng nguồn các dòng sông, đặc biệt là sông Đồng Nai, nên việc tích nước để sản xuất điện của các hồ chứa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vùng hạ du như Cát Tiên, Đạ Tẻh, Di Linh... - các vùng lúa và vùng cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin thời sự

 

 

Chất vấn tại UBTV Quốc hội: Chánh án TAND tối cao hứa xử lý nghiêm cán bộ tòa tiêu cực

Trước chất vấn về nhiều vụ án, cán bộ tòa tiêu cực, nhận hối lộ, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận “hiện tượng này là có thật” và cho biết, các trường hợp phát hiện đã bị truy tố, xử lý. Việc tuyên án treo, cho hoãn thi hành án trái quy định, Chánh án nói “không loại trừ tiêu cực” và hứa sẽ kiểm tra, xử nghiêm.

UBTV Quốc hội dành trọn ngày 22/3 để chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình và Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận. Tại các tỉnh, thành, đoàn đại biểu Quốc hội theo dõi trực tuyến và sẵn sàng nhấn nút chất vấn ngay.

Dù chất vấn theo hình thức trực tuyến kém sôi động so với tại nghị trường Quốc hội, song tính đa dạng trong hỏi và trả lời được đảm bảo.

Giản lược việc đọc báo cáo giải trình, tuy nhiên phần đầu, Chánh án trả lời khá dàn trải khiến Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nhiều lần nhắc nhở. Tính gay cấn chỉ bắt đầu khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn thẳng: Quốc hội đã ra Nghị quyết với 8 chỉ tiêu cho Chánh án, “tôi chỉ hỏi một câu, đồng chí Chánh án có thực hiện được không?”. 8 chỉ tiêu đề cập nhiều lĩnh vực, trong đó có chỉ tiêu: Không để kết án oan; chấm dứt việc trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng quy định; khắc phục triệt để án quá hạn luật định, án tuyên không rõ ràng; bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn; nâng tỷ lệ tranh tụng tại phiên tòa...

Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nói thêm: “Đề nghị Chánh án trả lời thẳng câu hỏi của Chủ tịch là có thực hiện được không?”.

“Câu này khó, tôi xin thay mặt ngành Tòa án biểu thị quyết tâm cao nhất để thực hiện, phấn đấu đạt 100%. Còn nếu khoản phần trăm nào đó chưa đạt thì xin nhận trách nhiệm trước Quốc hội, nếu không đạt được thì Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội” - câu hỏi khó được Chánh án Bình tháo gỡ. Tại các đầu cầu trực tuyến, nhiều đại biểu gật đầu biểu thị thái độ.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp chất vấn. Ảnh: TTXVN.

Có nơi hội thẩm chỉ “ngồi cho có”

Những tồn tại trong ngành Tòa án tiếp tục được đại biểu chất vấn, xoáy vào các điểm như: thẩm phán, cán bộ tòa tiêu cực, nhận hối lộ; án tham nhũng xử sai tội danh, tuyên án treo nhiều; án tồn đọng còn lớn, tỷ lệ án phải sửa, phải kháng nghị chưa giảm; người dân chưa mặn mà với các phiên tòa hành chính... Trong khi đó, có chất vấn nói thẳng: Hoạt động hội thẩm nhân dân tại phiên tòa còn hình thức, không độc lập, khách quan, nhiều khi chỉ “ngồi cho có”. Chánh án Trương Hòa Bình lý giải, về chế định quy định rõ hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, hội thẩm, thẩm phán độc lập, khách quan. Tuy nhiên, có thể trong từng hội đồng, trình độ hội thẩm chưa đạt, thì ý kiến hội thẩm chưa được ủng hộ.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) đặt vấn đề: Dư luận không hài lòng với nhiều bản án bị sửa do ý chủ quan của tòa. Trong khi đó, một chất vấn từ đoàn đại biểu Quốc hội Bình Phước lo ngại tình trạng người dân không dám khởi kiện cán bộ, cơ quan nhà nước ra tòa hành chính, vì cho rằng khó thắng cuộc. Điều đó cho thấy người dân chưa tin tưởng tính khách quan của tòa hành chính. Là người đứng đầu tòa án, có giải pháp thế nào, khi nào thì việc này được khắc phục?

Chánh án Bình thừa nhận, người dân khởi kiện ra tòa hành chính đã tăng, tuy chưa nhiều. Vì con đường khiếu kiện hành chính còn những khó khăn. Giải pháp là chất lượng xét xử các vụ án hành chính phải được nâng lên, đội ngũ tòa giỏi, nhận thức về trách nhiệm hợp tác với tòa án. Còn bao giờ Luật tố tụng hành chinh phát huy hiệu lực, ông nói, phải “từng bước”.

Án treo, án tạm hoãn: Không loại trừ tiêu cực

Có ý kiến nói rõ, việc hoãn thi hành án đang bị lợi dụng, nhiều trường hợp tòa cho hoãn không đúng, có dấu hiệu tiêu cực. Ông Bình lý giải, hoãn thi hành án, do bị án mắc bệnh hiểm nghèo hoặc một số trường hợp luật định. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp “không loại trừ tiêu cực, tạm hoãn không đúng quy định”. Ông nói, những trường hợp này, nếu phát hiện tiêu cực thì phải xử lý, trong đó có trách nhiệm VKS giám sát. Án treo, cũng có những trường hợp áp dụng không đúng, tòa theo dõi và kháng nghị xét xử lại nhiều trường hợp. Giải pháp đối với việc cho hưởng án treo trái quy định, có tiêu cực hay không, “tôi nói không loại trừ, với trách nhiệm tòa án, chúng tôi cho kiểm tra, xử lý”.

Về việc án tham nhũng xử sai tội danh, cho hưởng án treo nhiều, có kháng nghị không, Chánh án Trương Hòa Bình giải thích: Tòa án xử theo cáo trạng VKS, bị truy tố tội danh nào thì tòa xử theo tội danh đó, tòa không được xử theo tội danh có hình phạt cao hơn (nếu có căn cứ chứng minh bị cáo chỉ phạm tội có hình phạt nhẹ hơn, thì có thể xử lý theo tội danh đó). Quá trình xử lý phải căn cứ tài liệu, chứng cứ. Nếu CQĐT, VKS thay đổi tội danh, truy tố tội mới thì xét xử tội mới.

Ông cho rằng, có việc cho hưởng án treo nhiều, song con số thống kê hiện cũng đã giảm. Tất cả những trường hợp báo chí, dư luận nêu đều có theo dõi để chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, nhiều vụ án cán bộ tòa án nhận hối lộ, nhận tiền của đương sự, Chánh án Trương Hòa Bình khẳng định hiện tượng này là có thật và hàng năm đã có nhiều trường hợp cán bộ ngành Tòa án bị truy tố, xử lý.

Nhận xét phần trả lời chất vấn của Chánh án, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nói, ban đầu trả lời quá dài, nhưng về sau đã gọn lại, đi thẳng vào nội dung.

 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận phải thay đổi cách thi, cách học

Chất vấn phiên buổi chiều, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đối diện hàng loạt vấn đề bức xúc: việc mở đại học tràn lan, cử nhân thất nghiệp, đầu tư giáo dục cao nhưng chất lượng đi xuống, việc cải cách sách giáo khoa tốn kém nhưng không hiệu quả...

Đại biểu Ngô Văn Minh bức xúc: Tại sao không gộp hai kỳ thi làm một, tại sao không giảm tải được chương trình phổ thông? Đại biểu Lê Minh Thông lo lắng chất lượng sách giáo khoa và truy thẳng trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. “Lâu nay trong giáo dục, ta nói từ chống tiêu cực, chống bệnh thành tích rất nhiều, vậy trong tư duy cải cách tới đây, có còn tư duy chống không, hay là xây dựng cách tiếp cận mới ra sao” - ông Thông hỏi.

Bộ trưởng Luận dành thời gian diễn giải khá dài, điều này làm giảm độ nóng chất vấn. Ông giải thích: Giảm tải chương trình, đã làm nhiều lần. Vì sao chưa gộp hai kỳ thi làm một? Ta muốn thay đổi cách thi, phải thay đổi cách học. Mà phải có sự chuẩn bị, tập huấn, điều này đang được Bộ chỉ đạo triển khai. “Ví dụ đổi mới trong ra đề Văn. Việc gộp hai kỳ thi làm một, còn phải nghiên cứu thêm” - ông nói.

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin thời sự

Tiếp tục cổ phần hóa nông, lâm trường

Ngày 22/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

 

 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Thời gian qua, việc sắp xếp chuyển đổi các nông trường thành các công ty nông nghiệp, các lâm trường quản lý chủ yếu là rừng trồng sản xuất, đất quy hoạch để trồng rừng sản xuất và rừng tự nhiên thành các công ty lâm nghiệp. Các lâm trường quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thành Ban quản lý rừng; giải thể những nông, lâm trường kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc không cần giữ lại. Theo đó, từ 185 nông trường, công ty nông nghiệp trên cả nước đã sắp xếp, đổi mới còn 145 công ty nông nghiệp. Đối với lâm nghiệp đã thực hiện sắp xếp từ 256 lâm trường quốc doanh xuống còn 148 công ty lâm nghiệp và 87 ban quản lý rừng phòng hộ. Một số công ty lâm nghiệp đã giao khoán rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, bước đầu hình thành một số vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung.


Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ: Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường là nhiệm vụ khó khăn và nhạy cảm, vì vậy, cần nghiêm túc đánh giá diễn biến thực hiện từ quá trình nhận thức, tư duy đến hành động để đảm bảo phát triển công ty nông, lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới. Đặc biệt, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, các địa phương cần đánh giá vai trò nông, lâm trường trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong đó chú trọng việc đánh giá sắp xếp quản lý đất đai, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nông, lâm trường.


Các đại biểu đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nghị quyết 28, cũng như những kết quả bước đầu mà Nghị quyết mang lại. Tuy nhiên, nhiều đại biểu thừa nhận tồn tại lớn nhất trong quá trình triển khai Nghị quyết 28 vẫn là những vấn đề liên quan đến đất đai, ngoài ra là các vấn đề về vốn, cơ chế, chính sách… Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị: Riêng đối với Bình Phước nên sáp nhập các ban quản lý rừng không hiệu quả vào các công ty cao su của địa phương hoặc Trung ương nhằm đảm bảo vừa sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ công ích, giữ rừng, giữ đất rừng cho Nhà nước, phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cần phân bổ thêm vốn quản lý bảo vệ rừng cho địa phương để giảm áp lực đối với địa phương trong việc thực hiện quản lý bảo vệ rừng.


Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng: Là địa phương nghèo, Quảng Bình cần Trung ương hỗ trợ một phần ngân sách để giảm sức ép bảo vệ rừng. Ông cũng chia sẻ, thực hiện Nghị quyết 28, tỉnh đã chú trọng đổi mới nội dung, đổi mới bộ máy tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý điều hành và đặc biệt gắn vào sản xuất kinh doanh, gắn với đất đai, bảo vệ rừng, khai thác rừng có hiệu quả. Đến nay, tỉnh cơ bản đã rà soát đất tại các nông, lâm trường, tiến hành giao quyền sử dụng đất.

 

 

Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ NN-PTNT cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và phê duyệt đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp” và tổ chức triển khai thực hiện, kịp thời đề xuất với Chính phủ giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời, rà soát toàn bộ hệ thống văn bản liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với yêu cầu tiếp tục đổi mới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cổ phần hóa công ty nông, lâm nghiệp; cơ chế tài chính và kinh phí đảm bảo hoạt động cho các ban quản lý rừng; kinh phí rà soát, đo đạc đất đai.

Ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng tỉnh đã tiến hành rà soát lại quy hoạch theo tiêu chí 3 loại rừng, đất nào có điều kiện sản xuất, nằm xen kẽ sẽ giao lại cho dân và thực hiện cho thuê đất. Đặc biệt, Chính phủ cũng cần tăng thêm định mức hỗ trợ cho Ban Quản lý rừng phòng hộ vì thực tế mức hỗ trợ rất thấp, khó gắn bó với rừng.


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động nông, lâm trường phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.


Thực hiện chủ trương trên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa nhấn mạnh, việc đổi mới nông, lâm trường cần tiếp tục gắn với đổi mới quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, rừng, vườn cây lâu năm, tập trung giải quyết cơ bản các tồn tại, vướng mắc liên quan đến đất đai. Bên cạnh đó, tổ chức lại các nông, lâm trường làm nhiệm vụ kinh doanh theo mô hình phù hợp, Nhà nước có chính sách đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ công ích được giao cho các nông, lâm trường… nhằm tạo được sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, rừng, vườn cây và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các nông, lâm trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng tại các địa phương và sự phát triển chung của đất nước.


Ý kiến các địa phương có nông, lâm trường đều đồng tình quan điểm: Phát triển công ty nông, lâm nghiệp phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương; gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; đa dạng hóa cây trồng phù hợp với vùng lập địa và thực hiện mô hình nông lâm kết hợp…


Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nêu rõ: Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường sẽ gắn với việc chuyển sang cổ phần hóa chứ không chỉ thí điểm cổ phần hóa như giai đoạn trước. Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận: Nhìn một cách tổng quan thì nên cổ phần hóa, để có những đầu tư thỏa đáng giúp doanh nghiệp phát triển. Đối với công ty nông nghiệp nên cổ phần hóa 100%, Nhà nước thoái vốn để doanh nghiệp chủ động, tự quyết trong sản xuất kinh doanh. Còn đối với công ty lâm nghiệp, có diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, cần có phương án cổ phần hóa và Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đồng quan điểm này, tỉnh Gia Lai cũng cho rằng, tùy theo từng mô hình cũng nên cổ phần hóa phần giá trị của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thu Hà

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

11 điểm đổi mũ bảo hiểm dởm lấy mũ xịn ở Hà Nội

Từ ngày 23/3, Hà Nội sẽ triển khai 11 điểm đổi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn lấy mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Đây là hoạt động nhằm ủng hộ chủ trương của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Ban ATGT Hà Nội về việc tuyên truyền người đi mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

 


Cụ thể, trong 3 ngày (23 - 25/3), người dân có thể đem mũ đến đổi lấy mũ thương hiệu B’color tại 4 điểm: Vườn hoa Hàng Đậu, Công viên Thống Nhất, Công viên Thành Công và Vườn hoa Hà Đông. Sau đó, hoạt động này sẽ được kéo dài trong vòng 3 tháng tại hơn 100 điểm. Khách hàng sẽ được trợ giá từ 30.000 - 70.000 đồng cho từng loại sản phẩm.


Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, nếu hoạt động này có hiệu quả thì Ủy ban sẽ phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm phát triển khoảng 200 điểm nữa trên địa bàn Hà Nội. Sau khi thực hiện thí điểm tại Hà Nội, chương trình này cũng sẽ lần lượt được triển khai tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh, thành trên cả nước.


Theo thống kê, số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Trong đó, chấn thương sọ não chiếm đến gần 47% các vụ tai nạn giao thông và có khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho thấy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm giả xấp xỉ 70%...

Châu Anh

Các bài liên quan:

thu mua giấy phế liệu

Tin thời sự

Chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục phiên họp thứ 16, ngày 22-3, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Phiên chất vấn được thực hiện bằng hình thức trực tuyến tới 63 đoàn đại biểu QH trên cả nước.

 

Từng bước nâng cao chất lượng công tác xét xử

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, các đại biểu QH tiến hành chất vấn Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Các đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh), Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) nêu vấn đề, thời gian qua, các vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử ít và tỷ lệ cho hưởng án treo còn cao. Vậy, có biểu hiện tiêu cực không và trách nhiệm của ngành Tòa án đối với vấn đề này? Chánh án Trương Hòa Bình trả lời, số vụ án tham nhũng được ra xét xử thời gian qua còn ít liên quan đến công tác điều tra, truy tố. Thời gian gần đây, số lượng án treo và bị cáo được cho hưởng án treo trong các vụ án tham nhũng đã giảm rất nhiều. Qua kiểm tra, phát hiện có trường hợp cho hưởng án treo không đúng quy định, và đã xử lý nghiêm minh. Trả lời về việc có hiện tượng chạy án trong các vụ án tham nhũng không, Chánh án Trương Hòa Bình khẳng định, những vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian qua bảo đảm tính nghiêm minh. Tuy nhiên, cũng không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Ngành tòa án sẽ tiếp tục phối hợp các ngành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp có tiêu cực.

Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) nêu câu hỏi, thời gian qua, đơn đề nghị xét xử giám đốc thẩm tăng cao, vậy biện pháp giải quyết như thế nào. Chánh án Trương Hòa Bình trả lời, đơn đề nghị giám đốc thẩm tăng cao chủ yếu do liên quan lĩnh vực đất đai. Nguyên nhân, một phần do các quy định của pháp luật chưa đồng bộ, dẫn đến nhiều vụ án đã được xét xử nhưng đương sự vẫn khiếu nại và đề nghị giám đốc thẩm. Việc mới giải quyết được 60% đơn đề nghị giám đốc thẩm là trách nhiệm của ngành Tòa án. Thời gian tới, ngành tòa án sẽ thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ đơn được giải quyết.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên), Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) về trách nhiệm đối với việc số lượng bản án tuyên không rõ ràng còn nhiều, số lượng vụ án bị hủy, án bị sửa, án tồn đọng vẫn ở mức cao, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, năm 2012, còn tới 1.198 trường hợp án tuyên không rõ ràng, dẫn đến khó thi hành. Về chất lượng công tác xét xử, đến nay số lượng vụ án để quá hạn còn nhiều, số lượng án bị sửa chưa giảm nhiều. Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi thời gian và các giải pháp đồng bộ. Thời gian tới, ngành tòa án sẽ kiên quyết thực hiện các giải pháp như tăng cường tranh tụng tại tòa, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ngành tòa án và đẩy mạnh cải cách hành chính tư pháp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng xét xử.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, Chánh án cho biết ngành tòa án có bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu theo Nghị quyết của QH là không để xảy ra trường hợp kết án oan, chấm dứt việc trả hồ sơ điều tra không đúng, khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn và án tuyên không rõ ràng, nâng tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nâng tỷ lệ tranh tụng tại phiên tòa. Chánh án Trương Hòa Bình thay mặt ngành tòa án biểu thị sự quyết tâm chính trị, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết của QH. Nếu không đạt được các mục tiêu nói trên, Chánh án TANDTC sẽ chịu trách nhiệm trước QH.

Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục, đào tạo

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, các đại biểu tiến hành chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.

Các đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề nghị cho biết trách nhiệm của ngành giáo dục đối với những hạn chế trong cải cách giáo dục thời gian qua; tình trạng thừa thầy thiếu thợ; việc sinh viên ra trường nhiều nhưng không xin được việc làm; vì sao không mở nhiều trường đại học danh tiếng của nước ngoài tại Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời, chúng ta đang thực hiện chính sách khuyến khích mở các trường đại học nước ngoài tại Việt Nam. Đến nay, có gần 40 chương trình giáo dục tiên tiến, chất lượng cao của nước ngoài đang thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy một số cơ sở giáo dục liên kết với nước ngoài không bảo đảm chất lượng, vi phạm pháp luật và đã bị xử lý. Trả lời câu hỏi vì sao chưa gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng làm một, Bộ trưởng cho biết, điều này liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương và muốn gộp được phải khắc phục được các hiện tượng tiêu cực, bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay. Liên quan công tác thi cử, Bộ trưởng cho biết, để giải quyết căn bản tiêu cực trong thi cử, Bộ sẽ thực hiện cơ chế giám sát cả cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi, chỉ đạo thi.

Về công tác đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời, thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai các biện pháp đổi mới giáo dục mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, trong đó có quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm này thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ sẽ tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo.

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm là một thực tế. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là do thiếu tính liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các cơ sở sử dụng lao động, dẫn đến công tác đào tạo không đáp ứng nhu cầu công việc. Để khắc phục những bất cập này, ngành giáo dục sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động. Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay chúng ta đang thiếu cả thầy giỏi, thầy đạt chuẩn và thợ lành nghề.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) và một số đại biểu nêu câu hỏi, liệu có tình trạng thương mại hóa trong ngành giáo dục, nhất là các loại hình đào tạo đại học mở rộng, liên kết và có hay không việc đối xử bất bình đẳng giữa hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời, các loại hình đào tạo mở rộng thời gian qua phát triển mạnh và nảy sinh những bất cập nhất định. Sau khi kiểm tra, rà soát, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện một số biện pháp nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng loại hình đào tạo này như thực hiện giảm chỉ tiêu đào tạo tại chức của các trường xuống 50%, cấm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài cơ sở chính của nhà trường... Bộ trưởng khẳng định, không có việc đối xử bất bình đẳng giữa các trường trong hệ thống công lập và ngoài công lập.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) về công tác giáo dục tại vùng dân tộc, miền núi khó khăn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, giáo dục vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa luôn được ưu tiên. Nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình đầu tư về cơ sở vật chất và chương trình dạy và học, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục những vùng này. Trả lời câu hỏi của một số đại biểu về vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, việc chống dạy thêm, học thêm tràn lan đang được các địa phương đẩy mạnh thực hiện và sẽ xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu vấn đề, người Việt Nam ở nước ngoài nhất là trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba không biết tiếng Việt, không biết chữ Việt ngày càng nhiều. Vậy, biện pháp để chấm dứt tình trạng này như thế nào. Từ nay đến năm 2016 chất lượng giáo dục hằng năm có chuyển biến tích cực không và có tạo được sự yên tâm trong nhân dân đối với chất lượng giáo dục. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời, chúng ta đã có đề án dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên sóng phát thanh, truyền hình và dạy trực tiếp. Tuy nhiên, đến nay đề án này đã kết thúc. Sắp tới, cùng với việc tiếp tục xây dựng và quyết tâm triển khai các đề án tiếp theo về dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, ngành giáo dục sẽ phối hợp các ngành liên quan triển khai mạnh mẽ quyết liệt nhiều biện pháp, để đưa tiếng Việt đến với người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, sẽ mang hết trí tuệ, quyết tâm cùng toàn ngành, toàn dân triển khai công tác đổi mới giáo dục và hy vọng chất lượng giáo dục từng bước có thay đổi theo hướng tích cực.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã tham gia trả lời, làm rõ những vấn đề liên quan.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Phiên chất vấn và trả lời chất diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc và đầy trách nhiệm. Qua đó, đã gợi mở nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của ngành tòa án và ngành giáo dục và đào tạo. Chủ tịch QH đề nghị, ngành tòa án tập trung làm tốt những giải pháp đã đề ra, thực hiện một cách tốt nhất công tác xét xử, đúng người, đúng tội, tránh oan sai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, cần tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, làm cho giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, phục vụ công cuộc phát triển của đất nước.

Các bài liên quan:

thu mua giấy phế liệu

Tin thời sự

Công suất sử dụng giường bệnh tại tuyến Trung ương là 112,5%

 Ngày 22-3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Đề án Giảm quá tải bệnh viện; Chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Khuyến khích đào tạo một số chuyên ngành.

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, năm 2012, cả nước đã tăng được 11.599 giường bệnh theo kế hoạch và 12.711 giường bệnh thực kê. Theo số giường bệnh thực kê, bình quân đạt 24,7 giường bệnh/vạn dân; số lượt khám chữa bệnh tăng 6,8% (so với năm 2011) với tổng số 132 triệu lượt người bệnh khám tại các cơ sở bệnh viện; nhu cầu điều trị nội trú tăng 6%; nhu cầu điều trị ngoại trú cũng khá cao ở cả 3 tuyến điều trị, trong đó bệnh viện tuyến trung ương tăng 18%...

Như vậy, công suất sử dụng giường bệnh trên cả hệ thống khám chữa bệnh có giảm nhẹ; mức độ giảm đều của các tuyến bệnh viện dao động từ 1 - 2%; trong đó bệnh viện tuyến trung ương vẫn có công suất sử dụng giường bệnh lớn nhất là 112,5%...

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh vẫn còn gặp nhiều thách thức như: Tình trạng quá tải bệnh viện vẫn là vấn đề nổi cộm trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tiếp tục có xu hướng gia tăng; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh (thái độ phục vụ, ứng xử của một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế; thời gian, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều phiền hà...); năng lực chuyên môn tuyến dưới ở một số chuyên khoa còn hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề...

Thu Phương

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Đoàn công tác Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc với tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang

Trong 2 ngày 21-22/3, Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do Tổng cục trưởng, TS Dương Quốc Trọng làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Ngày 21/3, tại Tuyên Quang, Đoàn công tác đã làm việc với Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh, với sự tham gia của bà Vũ Thị Bích Việt – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh Tuyên Quang, các ban, ngành thành viên của Ban chỉ đạo.
 
Đoàn công tác đã nghe báo cáo công tác Dân số - KHHGĐ năm 2012 của tỉnh Tuyên Quang, những khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức cán bộ tại cấp tỉnh, huyện, xã; giảm tỷ lệ sinh, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỷ số giới tính khi sinh, thực hiện tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai cũng như triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số tại cơ sở.
Tại Hà Giang, buổi làm việc có sự tham gia của ông Sèn Chỉn Ly – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh cùng các thành viên ban chỉ đạo. Sau khi lắng nghe báo cáo của Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh, Đoàn công tác đánh giá rất cao kết quả công tác DS-KHHGĐ Hà Giang, với các chỉ tiêu biến động dân số như tỷ suất sinh thô (giảm 0,61%o), tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (giảm 2,3%), tỷ số giới tính khi sinh (106 bé trai/100 bé gái), tổng số người áp dụng các biện pháp tránh thai năm 2012 đạt 121,8% kế hoạch, tăng gần 20% so với năm 2011.
Ông Sèn Chỉn Ly - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh và TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá rất cao kết quả công tác DS-KHHGĐ tỉnh Hà Giang năm 2012
Theo Tổng cục trưởng, đây là những thành tích đáng được ghi nhận, biểu dương, Hà Giang là một trong số ít tỉnh thực hiện rất tốt công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt trong công tác giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, trong điều kiện năm 2012 là năm cực kỳ khó khăn đối với ngành Dân số cả nước.
Cũng theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Giang, 3 tháng đầu năm, tổng số sinh giảm 262 trẻ so với cùng kỳ năm 2012, số sinh là con thứ 3 trở lên giảm 132 trẻ. Tổng số người áp dụng các biện pháp tránh thai tăng 892 người (tương ứng 2,3%) so với cùng kỳ năm 2012…
Để có được những thành tích đáng ghi nhận, biểu dương đó, theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp địa phương. Đặc biệt, trong năm 2013, ngày 5/3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị 19 CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác Dân số - KHHGĐ trong tình hình mới”. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 về việc ban hành chính sách hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Hà Giang…
Do đó, trong thời gian tới, Tổng cục trưởng đề nghị Hà Giang cần nhanh chóng triển khai Chỉ thị 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tham mưu ban hành Kế hoạch chương trình hành động thực hiện Chỉ thị để Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống; ổn định tổ chức bộ máy cấp huyện, xã sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Ngày mai, 23/3, Đoàn công tác sẽ làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Thu Nguyên

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin thời sự

Án tham nhũng: Xử ít, “treo” nhiều

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tỉ lệ án tham nhũng được đưa ra xét xử thấp, hưởng án treo nhiều, mỗi nơi xử một kiểu với cùng tội danh và có dấu hiệu tiêu cực

Sáng 22-3, ông Trương Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, đã đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) do Ủy ban Thường vụ QH tổ chức.


Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận niềm tin của nhân dân đối với tòa án hành chính còn có giới hạn. Ảnh: TTXVN
 

“Không thống nhất, có vấn đề”

Mở màn phiên chất vấn, 2 ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) và Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) đi thẳng vào vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận nhiều năm qua là số vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ thấp nhưng số bị cáo hưởng án treo lại nhiều và người dân hoài nghi có tiêu cực. Vậy giải pháp của chánh án là gì?

ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt tiếp câu hỏi: “Tại sao có nhiều vụ án tương tự nhưng mỗi nơi lại xử một tội danh khác nhau? Chánh án nghĩ sao khi dư luận cho rằng bức tranh về xét xử tham nhũng rất không thống nhất và có vấn đề?”.

Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng việc đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng phải trên cơ sở khởi tố, truy tố của công an và VKSND. “Vì thế, việc xét xử án tham nhũng ít còn do hai cơ quan tố tụng trên”. Về tỉ lệ án tham nhũng được hưởng treo cao, ông Trương Hòa Bình khẳng định TAND Tối cao đã chỉ đạo sát sao và nhiều lần thanh tra nên tình trạng này giảm rất nhiều.

Về dư luận hoài nghi có tiêu cực trong xét xử án tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cho biết phạm vi xét xử của tòa án là căn cứ vào cáo trạng truy tố của VKSND. Theo ông Bình, việc xét xử nhằm trừng trị người cầm đầu, chủ mưu và xử lý đúng người, đúng pháp luật. “Trong quá trình xét xử, tòa án cũng áp dụng hình thức khoan hồng. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ có tiêu cực trong cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử” - ông Bình thừa nhận.

Ông Trương Hòa Bình cam kết ngành tòa án sẽ tiếp tục phối hợp các ngành liên quan để xử lý nghiêm các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực.

Sửa luật để bịt lỗ hổng

Không hài lòng với tỉ lệ án treo đang giảm như giải trình của Chánh án TAND Tối cao, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói: “Chánh án khẳng định án treo giảm là chưa hợp lý vì cử tri cho rằng tỉ lệ hưởng án treo trong các vụ án tham nhũng là rất lớn”. ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng có nhiều vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến cán bộ ngành tòa án, chất lượng bản án chưa cao. “Để xảy ra tình trạng trên, phải chăng công tác quản lý cán bộ của ngành tòa án có vấn đề?” - ông Vinh chất vấn.

Trước sự “truy kích” liên tiếp của các ĐBQH, Chánh án Trương Hòa Bình thừa nhận: “Niềm tin của nhân dân đối với tòa án hành chính vẫn còn có giới hạn. Đây là câu chuyện có thật và chúng tôi sẽ cố gắng nâng lên”. Về chất vấn của ĐB Nguyễn Thái Học, ông Trương Hòa Bình thừa nhận có tình trạng án treo không đúng pháp luật, nếu phát hiện thì sẽ kiên quyết xử lý.

Là người công tác trong lĩnh vực tư pháp nhiều năm, ĐB Đỗ Văn Đương hỏi tiếp: “Theo quy định, sau 4 tháng thì kháng nghị của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mới được đưa ra xét xử nhưng có vụ việc vừa kháng nghị đã đưa ra xử, gây hoài nghi trong dư luận?”. Theo ông Trương Hòa Bình, nguyên nhân là pháp luật hiện quá mở. “Sắp tới, sẽ sửa Bộ Luật Tố tụng hình sự để bịt lỗ hổng này”- ông Bình phân bua.

Điều hành phiên chất vấn, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị Chánh án Trương Hòa Bình trả lời thẳng vào câu hỏi của ĐB Đỗ Văn Đương. “Ý của ĐB là nhiều vụ việc có đơn đề nghị giám đốc thẩm đã 4-5 năm mà không được xem xét. Nhưng một số vụ tranh chấp tài sản lớn thì vừa có đơn là đã đưa ra xét xử?” - ông Lưu nhắc.

Giải trình thực tế “kỳ lạ” này, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết theo trình tự, khi có đơn đương sự yêu cầu thì tòa án thụ lý. Tuy nhiên, do số lượng vụ án nhiều mà thời gian, nhân lực ít nên dẫn đến quá thời hạn.

Tham gia chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng hỏi Chánh án Trương Hòa Bình: “Đề nghị chánh án cho biết có bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu theo Nghị quyết 07 của QH là không để xảy ra trường hợp kết án oan, chấm dứt việc trả hồ sơ điều tra không đúng, khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn luật định và án tuyên không rõ ràng, nâng tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, nâng tỉ lệ tranh tụng tại phiên tòa?”.

Thay mặt ngành tòa án, Chánh án Trương Hòa Bình biểu thị sự quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết 07 của QH. “Nếu không đạt được các mục tiêu trên, chánh án TAND Tối cao sẽ chịu trách nhiệm trước QH” - ông Bình cam kết.

Gần 1.200 án tuyên không rõ ràng

Trả lời câu hỏi của các ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên), Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng) và Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) về số lượng bản án tuyên không rõ ràng còn nhiều, số lượng vụ án bị hủy, sửa, tồn đọng vẫn ở mức cao, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết năm 2012 còn 1.198 trường hợp án tuyên không rõ ràng, dẫn đến khó thi hành.

Về chất lượng xét xử, số lượng án để quá hạn còn nhiều và án bị sửa chưa giảm.

 

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Bộ Tài chính làm việc UBND TP.HCM về công tác thu ngân sách

 Ngày 22-3, Đoàn công tác của Bộ Tài chính đã làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM về công tác thu, chi ngân sách 3 tháng đầu năm 2013, bàn các giải pháp tăng thu trong thời gian tới.

Phối hợp thu ngân sách giữa Hải quan, Kho bạc và Ngân hàng TP.HCM nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế. Ảnh: T.H

Dự buổi làm việc, về phía Bộ Tài chính có Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc, lãnh đạo Tổng cục Thuế. Về phía TP.HCM, có Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị Hồng, các đơn vị thu - chi tài chính trên địa bàn TP.HCM.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng, trong quý I-2013 và dự báo cả năm 2013 có nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác thu ngân sách của TP.HCM. Chính vì thế, thay vì hàng quý mới sơ kết đánh giá công tác thu ngân sách như mọi năm, nhưng năm nay, hàng tháng UBND TP.HCM đã tổ chức họp các đơn vị quản lý tài chính để phân tích, đánh giá kết quả, các yếu tố tác động đến nguồn thu để có những chỉ đạo kịp thời đối với công tác này.

Báo cáo tóm tắt kết quả công tác thu, chi tài chính trên địa bàn TP.HCM trong quý I-2013, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Đào Thị Hương Lan cho biết, mặc dù các đơn vị quản lý tài chính, trong đó Cục Hải quan TP.HCM và Cục Thuế TP.HCM đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp quản lý, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách… theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBND TP.HCM, nhưng công tác thu ngân sách trên địa bàn TP.HCM hết sức khó khăn, kết quả thu từ hoạt động XNK và thu nội địa đều giảm so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách trên địa TP.HCM trong 2 tháng đầu năm đạt 35.405 tỉ đồng; ước thu trong quý I-2013 đạt 49.444 tỉ đồng, đạt 20,74% dự toán được giao, giảm gần 5% so với cùng kì.

Nguyên nhân giảm thu do ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp trong nước mặc dù đã có những tín hiệu phát triển nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những chính sách giảm thuế theo lộ trình gia nhập WTO; việc giãn, giảm thuế theo chỉ đạo của Chính phủ để hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh…

Giám đốc Sở Tài chính Đào Thị Hương Lan cũng nêu một số kiến nghị của UBND TP.HCM đối với Bộ Tài chính và Chính phủ để tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách cũng như xem xét chỉ tiêu thu ngân sách cho TP.HCM.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hương và Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Nguyễn Đình Tấn cũng đã phân tích các giải pháp trong quản lý nguồn thu, đặc biệt là các giải pháp tăng cường chống thất thu ngân sách thông qua công tác thanh tra, kiểm ra, chống buôn lậu và gian lận thương mại, thu hồi nợ đọng thuế. Lãnh đạo hai đơn vị này cũng đã nêu một số bất cập về chính sách, cũng như công tác nghiệp vụ trong công tác quản lý Nhà nước để kiến nghị Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ, điều chỉnh cho phù hợp.

Phát biểu tại buổi làm việc thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, các đồng chí lãnh đạo UBND TP.HCM đã quan tâm và có những chỉ đạo sát xao trong công tác thu ngân sách.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng đã ghi nhận những nỗ lực của Cục Hải quan và Cục Thuế TP.HCM trong quản lý thu ngân sách. Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị Thuế và Hải quan khắc phục khó khăn, cần nỗ lực hết sức để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách được giao trong năm 2013. Trong đó chú trọng đến công tác cải cách thủ tục, tạo thuận lợi cho người nộp thuế để nuôi dưỡng nguồn thu. Đồng thời, chú ý các giải pháp tăng thu từ nội lực qua công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, xử lí nợ đọng thuế…

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng ghi nhận những kiến nghị của TP.HCM về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thuế để báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phù hợp…/.

Lê Thu

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin thời sự

Bộ trưởng Giáo dục không biết khi nào "yên tâm chất lượng đào tạo"

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin thời sự

Mặc dù chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi lại “Bao giờ đồng bào có thể yên tâm về chất lượng giáo dục đào tạo? đến 2016 là hết nhiệm kỳ của đồng chí rồi”, nhưng bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã không trả lời trực diện, trong phiên chất vấn của ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 22.3.

 

Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII. Ảnh: GDTĐ

Bộ trưởng trình bày các kế hoạch sắp tới, đó là sau 2015 sẽ triển khai chương trình giáo dục – đào tạo mới, đổi mới sách giáo khoa….

Nhiều đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm đến những sai sót “khó chấp nhận” trong việc in sai cờ Trung Quốc trong tập viết, bản đồ không có Hoàng Sa – Trường Sa. Đại biểu Lê Minh Thông (ủy ban Pháp luật) hỏi, dư luận rất băn khoăn, vậy trách nhiệm của bộ trưởng và bộ Giáo dục thế nào? Ông Phạm Vũ Luận giải thích, có một cuốn sách in cờ Trung Quốc do nhà xuất bản đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản, bộ Giáo dục quản lý, các nhà xuất bản khác không thuộc quản lý của bộ. Bộ Giáo dục cùng bộ Thông tin truyền thông liên quan đến xuất bản sách trên thị trường, trước đây có thông tư liên tịch hai bộ, sắp tới sẽ ban hành văn bản mới.

Đặc biệt, bộ trưởng cho hay, thời gian tới sẽ dựng hàng rào kỹ thuật ở các trường học, ngăn các sai sót trong nhà trường, bộ Giáo dục đang soạn thảo lại văn bản mới cập nhật. Về bản đồ in Hoàng Sa – Trường Sa, nhà xuất bản Giáo dục có in nhưng chữ nhỏ, hình nhỏ chứ không phải không có, nhà xuất bản sẽ khắc phục.

Trong phiên chất vấn buổi sáng, chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình khẳng định, TANDTC không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra xét xử. Hiện TA đang xây dựng nghị quyết mới quy định chặt chẽ việc cho hưởng án treo, theo hướng nếu là người cầm đầu thì dù có khắc phục hậu quả thì cũng không được án treo. Việc áp dụng án treo với bị can tham nhũng cũng sẽ chặt chẽ hơn.

Trước đó, đại biểu Đỗ Văn Đương (ủy ban Tư pháp) cho rằng, số lượng án tham nhũng, kinh tế đưa ra xét xử ít, song án treo và hình phạt nhẹ chiếm tỷ lệ cao gấp nhiều lần các loại án khác, có nơi đến 45%. Do đó, dư luận hoài nghi về việc chạy án.

Trả lời câu hỏi của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có đảm bảo 8 chỉ tiêu trong nghị quyết của Quốc hội, không để xảy ra trường hợp kết án oan người phạm tội, khắc phục tình trạng bản án tuyên không rõ ràng…Chánh án Trương Hòa Bình nói, “Chúng tôi quyết tâm cao nhất để thực hiện 100% chỉ tiêu Quốc hội giao. Nếu có phần trăm nhỏ nào không đạt được, tôi xin chịu trách nhiệm trước Quốc hội”.

V.Anh

 

Bộ không quản nổi sách ngoài thị trường

Trước lo lắng của đại biểu QH về tình trạng cờ Trung Quốc len vào sách tham khảo, bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa, Bộ trưởng GD-ĐT nói sẽ dựng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát tốt hơn các sách trong trường.

 

 

“Sách ở ngoài thị trường, Bộ không thể kiểm soát được”, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho hay tại phiên chất vấn của Thường vụ QH chiều 22/3.

 

Ngay từ đầu phiên chất vấn, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông nêu thực trạng gần đây liên tiếp xuất hiện các sách in cờ Trung Quốc, in bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Sách học vần của nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hà Nội có in cờ Trung Quốc.Ảnh: Tuổi trẻ
 

“Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu trong kiểm soát chất lượng các loại sách này? Giải pháp để chấn chỉnh trong thời gian tới?”, ông Thông nêu.

Vị tư lệnh ngành giáo dục cho hay, trong số các sách in cờ Trung Quốc có một cuốn do nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hà Nội, thuộc hệ thống của Bộ Giáo dục ấn hành.

"Chúng tôi đã làm việc với nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hà Nội và sẽ xử lý nghiêm khắc" - Bộ trưởng cho hay trong phần trả lời bổ sung sau đó, khi ĐB Trương Trọng Nghĩa nêu lại câu hỏi.

Trong phần chất vấn, ĐB Trương Trọng Nghĩa truy, tại sao lại để tình trạng sách dạy đánh vần, tập đọc truyện cho trẻ em được “bê nguyên xi từ bên ngoài”.

“Sách hay nước ngoài cần tham khảo, nhưng có thực chúng ta không thể thiết kế được sách cho trẻ, đến mức bê nguyên sách Trung Quốc ra dịch, mà lá cờ của Trung Quốc”.

“Với cách làm này, làm sao chúng ta dạy cho trẻ về ý thức tự hào dân tộc, về truyền thống yêu nước”, ĐB Nghĩa trăn trở.

Đáp lời, Bộ trưởng cho biết, dịch tràn lan sách tham khảo là do các nhà xuất bản, Bộ không thể kiểm soát vì họ thực hiện theo luật Xuất bản.

“Bộ có trách nhiệm quản lý sách lưu thông trong nhà trường. Chúng tôi sẽ dựng hàng rào kỹ thuật ngăn chặn các sách không đạt chất lượng, sai sót nội dung, phương pháp... lưu hành trong nhà trường”, Bộ trưởng cam kết.

Với các sách trên thị trường, ông Luận cho hay, Bộ không thể kiểm soát. Vấn đề này liên quan tới trách nhiệm của hai Bộ: Giáo dục và Thông tin - Truyền thông. Hiện nay, thông tư liên bộ chưa được ban hành mới, phù hợp với tình hình hiện nay và luật Xuất bản mới được ban hành.

Về cuốn sách mà đại biểu Thông nêu là không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ông Luận cho biết, đây là sách của nhà xuất bản Giáo dục. Nhà xuất bản đã chuyển sách để Bộ trưởng tham khảo. Trên cuốn này có in các quần đảo, nhưng chú thích nhỏ. Việc này sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Trong khi đó, nhiều đại biểu đặt câu hỏi trách nhiệm dạy sử thế nào, để giáo dục cho con trẻ về truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước.

"Bộ trưởng nghĩ gì về việc ngành giáo dục đã quá chậm trễ trong việc đưa kiến thức về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào nhà trường, vào sách giáo khoa và vào chương trình giảng dạy học lịch sử phổ thông? Trong khi đó ngày càng xuất hiện nhiều sai sót khó có thể chấp nhận trong việc giáo dục ý thức chủ quyền đất nước trong một số sách do ngành giáo dục biên soạn và xuất bản như vừa qua?", ĐB Huỳnh Nghĩa đặt vấn đề.

Vị tư lệnh ngành đã để ngỏ, không trả lời thẳng vào câu hỏi này.

Phương Loan

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin thời sự

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Trắng muốt sắc lê Sapa giữa trời Hà Nội

Trong những ngày này, nhiều người đi qua chợ hoa Quảng Bá (Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) không khỏi thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cành hoa lê SaPa nở trắng muốt bày bán tại đây.

Chị Liên ở Nhật Tân, Tây Hồ, HN là chủ của những cành hoa lê này cho biết: "Những cành hoa lê này được mua từ Sa Pa về từ mấy ngày hôm nay. Mọi năm cũng vào thời điểm này, chị thường lấy hoa lê từ Mộc Châu. Nhưng năm nay Mộc Châu không có hàng, nên phải lên tận Sa Pa để lấy về bán".

Theo quan sát của PV, những cành hoa lê bày bán tại chợ hoa Quảng Bá đều có bề ngoài xù xì, mọc rêu mốc. Mỗi cành được rao bán với giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. "Từ hôm bày bán cho đến nay, có nhiều người hiếu kỳ đến xem hoa và hỏi mua. Nhưng cứ nói đến giá là lại lắc đầu quay đi" chị Liên chia sẻ thêm.
 
Hoa lê nở thành từng chùm, mỗi hoa có 5 cánh bằng nhau
Khi hoa mới nở nhụy hoa có màu phớt hồng
Sự xuất hiện hoa lê là tâm điểm thu hút ong mật
Những cành hoa lê được bày bán trên chợ hoaQuảng Bá(P. Nhật Tân, Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Hoa bung nở trắng muốt
 
Chị Liên, chủ nhân của những cành hoa lê này nhận định: "Ở Hà Nội, chỉ duy nhất chị mới có bán loài hoa này".
Khách hàng (trong ảnh) đã mua 10 cành hoa lê liền một lúc. Mỗi cành trị giá 2 triệu đồng.
 
Những bông hoa lê trắng muốt mọc ra từ thân cây già cỗi
Khoe sắc giữa thủ đô trong tiết trời tháng 3
Chị Liên bên cành lê có giá 2 triệu đồng đã bán cho khách
 
 
Theo chị Liên, phải những người "sành chơi" mới dám mua hoa. Bởi trung bình mỗi cành có giá từ 1,5 triệu - 2 triệu. Nhiều người đến xem rất thích, nhưng cứ nói đến giá tiền, ai nấy đều lắc đầu bỏ đi".

Video: Hoa lê nở giữa thủ đô
 

Quỳnh Anh

Các bài liên quan:

chuyên phá dỡ công trình

Tin văn hóa

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm việc tại Quảng Bình

Phó Thủ tướng làm việc về tình hình sắp xếp nông - lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.

Sáng nay (16/3), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu Đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình về tình hình sắp xếp nông - lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình có 4 nông lâm trường thực hiện sắp xếp lại, đến nay cơ bản đã tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng thành viên. Mô hình hoạt động của các Công ty tinh gọn, phù hợp, cơ cấu lại ngành nghề để tập trung phát triển sản xuất.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý, tỉnh Quảng Bình cần nghiên cứu về các mô hình sản xuất kinh doanh nghề rừng phù hợp, trên cơ sở phân ra từng loại rừng để nghiên cứu chế độ chính sách nhằm thu hút người dân sống gần rừng cùng tham gia bảo vệ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Bình đã huy động hơn 1.230 tỷ đồng triển khai xây dựng 149 công trình giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nước sạch; sửa chữa, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, tỉnh Quảng Bình cần rà soát quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp; huy động tốt hơn các nguồn lực xã hội để xây dựng chương trình nông thôn mới có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: “Các chỉ tiêu của tỉnh so với chỉ tiêu chung của cả nước về cơ bản là cao hơn rất nhiều, ví dụ như thu ngân sách hoàn thành được kế hoạch, thể hiện sự khởi sắc hứa hẹn trong tương lai sự phát triển của tỉnh. Hệ thống chính trị đã có những đổi mới và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ từ trên xuống dưới. Đây là điều kiện rất tốt để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới”.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/chuyen-pha-do-cong-trinh-xay-dung/a201482.html

Tin thời sự

Tây Nguyên đại hạn - Hàng ngàn héc-ta cây trồng kêu cứu

 Ở Tây Nguyên, tháng 3 chưa phải là tâm điểm của nắng hạn, nhưng nhiều vùng đất ở Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng kéo dài chưa từng có trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Hàng ngàn héc-ta cây trồng của người dân đang khô héo từng ngày vì thiếu nước. Hiện người dân nơi đây đang phải oằn mình chống hạn, cứu cây trồng.

QĐND Online -Ở Tây Nguyên, tháng 3 chưa phải là tâm điểm của nắng hạn, nhưng nhiều vùng đất ở Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng kéo dài chưa từng có trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Hàng ngàn héc-ta cây trồng của người dân đang khô héo từng ngày vì thiếu nước. Hiện người dân nơi đây đang phải oằn mình chống hạn, cứu cây trồng.

Sông khô, hồ cạn, cây chết

Mực nước trên các con sông lớn như: Sê San, sông Ba (tỉnh Gia Lai); sông Đắc Bla, sông Pô Kô (tỉnh Kon Tum); sông Srêpốc (tỉnh Đắc Lắc) đã xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Nhiều con suối nhỏ chảy về các đồng lúa, nương bắp đã cạn kiệt, lòng suối chỉ còn là những đám đất khô, nứt nẻ.

Theo thống kê, toàn tỉnh Đắc Lắc có 665 công trình thủy lợi, nhưng hiện nay, nước trong các hồ chứa chỉ đạt khoảng 50% so với thiết kế. Trong khi đó, mực nước tại hơn 150 hồ thủy lợi ở Đắc Nông cũng đã bắt đầu giảm nghiêm trọng. Tại Kon Tum, đã có 11 công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh bị thiếu nước. Nhiều hồ, đập thủy lợi trên địa bàn các tỉnh Kon Tum đã trong tình trạng trơ đáy, như các đập thủy lợi: Cà Tiên, Tân Điền (TP Kon Tum); các hồ thủy lợi Đắc Niêng (huyện Ngọc Hồi), Thống Nhất (huyện Đắc Hà)... Các hồ thủy lợi, các đập chứa nước ở Gia Lai cũng đang khô dần theo thời gian với cơn đại hạn.

Những ruộng lúa ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai bị khô héo.

Đến nay, tỉnh Đắc Nông có hơn 1.200ha lúa, gần 10.000ha cà phê, hơn 145ha hoa màu đang thiếu nước tưới nghiêm trọng. Nắng hạn cũng đã làm cho hơn 8.000ha cây trồng các loại ở vùng đất Gia Lai bị thiệt hại nặng và mất trắng. Đặc biệt, khoảng 3.000ha cây cà phê đang thời kỳ ra hoa rộ bị hạn nặng, nếu không có nước tưới sẽ khô héo.

Hạn hán ở Kon Tum vẫn đang diễn ra khốc liệt, toàn tỉnh đã có gần 300ha cây trồng như cà phê, lúa, mì, bắp…bị thiếu nước trầm trọng; gần 500ha cây trồng khác đang trong giai đoạn bị “lửa trời” đe dọa trực tiếp. Nếu trong vài ngày tới, trời vẫn tiếp tục không mưa, diện tích cây trồng này sẽ có nguy cơ chết khô.

Nỗi lòng của người dân

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, cùng với việc chống hạn cho cây trồng, vật nuôi, chính quyền và người dân các tỉnh Tây Nguyên còn đang phải chống chọi với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Người dân ở huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum bơm nước chống hạn.

Chị Đinh Yến ở thôn 7, xã An Trung, huyện Kông Chro (Gia Lai) cho hay: “Năm nay, gia đình mình đầu tư gần 20 triệu đồng để trồng hơn 2ha bắp. Khi mới trồng, bắp lớn nhanh, nhưng sắp đến ngày cho thu hái thì trời lại khô hạn khiến bắp héo rũ, hạt lép, sản lượng đạt không đến 30%. Hai vợ chồng mình đang tận dụng số đất còn lại để trồng vụ hai, nhưng xem ra cũng không ăn thua”.

Cùng chung tâm trạng lo lắng, chị Rơ Lan H’Lâm, người dân tộc Giơ Rai ở Ia Grai (Gia Lai) cho chúng tôi biết thêm: “Mới đến đầu tháng 3, chưa phải là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhưng nắng hạn đã làm cho hàng trăm héc-ta lúa, bắp, mì của bà con khô sớm. Nắng nóng, đất khô cứng, cây mì cũng lên không nổi thì làm sao có củ để ăn. Thế này thì đói khổ là cái chắc, rất mong chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ cây giống, Nhà nước cho vay tiền để bà con trồng các loại cây khác có khả năng chịu hạn cao”.

Để giúp người dân địa phương giảm bớt thiệt hại do hạn hán, UBND các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Đắc Nông đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn bà con nạo vét kênh mương thủy lợi, đưa nước về để tưới cho cây trồng. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng kịp thời hỗ trợ lương thực cho các hộ gia đình có nguy cơ thiếu đói, hỗ trợ giống cho vụ mùa tiếp theo.

Thiết nghĩ, Tây Nguyên là vùng đất nắng, gió, thường xuyên có hạn hán, để mang lại cho bà con các dân tộc thiểu số ở đây một cuộc sống ấm no, chính quyền địa phương nên nghĩ đến giải pháp để người dân “sống chung với hạn”.

Bài và ảnh: LÊ QUANG HỒI

Các bài liên quan:

chuyên phá dỡ công trình

Tin thời sự

Đề xuất thành lập Tòa án Hiến pháp

Các bài liên quan:

chuyen pha do cong trinh

Tin thời sự

Hôm qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến của ngành tư pháp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trình bày Dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến của ngành tư pháp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc ngành tư pháp đã góp ý rất chi tiết, tập trung vào các nội dung đang được dư luận quan tâm sửa đổi, bổ sung. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa.

Về Chương X, trong đó có quy định Hội đồng Hiến pháp, theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa, đã có 251 ý kiến đóng góp, trong đó tỷ lệ tán thành với toàn bộ dự thảo của Chương là rất thấp, 35/251 ý kiến.

Sở Tư pháp Sóc Trăng và Sở Tư pháp Bà Rịa - Vũng Tàu cùng quan điểm cho rằng Hội đồng Hiến pháp theo dự thảo cũng chỉ như cơ quan “tham mưu” cho Quốc hội, vì chỉ có kiến nghị, không thể hiện rõ ràng sự kiểm soát quyền lực.

Quy định như dự thảo chưa đủ mạnh để Hội đồng Hiến pháp thực sự có chức năng bảo hiến. Hội đồng Hiến pháp phải có quyền đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp.

Sở Tư pháp Quảng Bình và Nghệ An đề xuất thành lập Tòa án Hiến pháp và cơ quan này phải có chức năng phán quyết chứ không chỉ nêu kiến nghị chung chung. Chẳng hạn khi kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, nếu thấy nó vi hiến là phải bãi bỏ ngay chứ không phải kiến nghị.

Tham gia góp ý tại Hội nghị, Ths. Trần Ngọc Định, Trường Đại học Luật Hà Nội, cho rằng phương án tối ưu nhất là đổi thành Tòa án Hiến pháp. Nếu còn có ý kiến băn khoăn về việc tư pháp kiểm soát lập pháp thì có thể định danh theo mô hình Hội đồng Bảo hiến.

“Hội đồng Bảo hiến cần được giao quyền tài phán hay nói cách khác là quyền ra phán quyết đối với các vi phạm hiến pháp trong các hoạt động lập pháp, hành pháp. Tư pháp cần độc lập và có thể được giám sát theo cơ chế khác thông qua Quốc hội hiện nay”- Ths. Định đề xuất.

Đề nghị Chủ tịch nước có quyền miễn nhiệm thành viên Chính phủ

Theo Dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến của ngành tư pháp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nội dung Chủ tịch nước (chương VI) cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp (90 ý kiến).

Nhiều ý kiến đề nghị cần bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện các quyền và trách nhiệm của Chủ tịch nước.

Sở Tư pháp Quảng Ninh đề nghị bổ sung quy định (tại Khoản 1 Điều 93): “Chủ tịch nước, trong thời gian Quốc hội không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Để đảm bảo vị trí, vai trò của Chủ tịch nước được thực quyền hơn, Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị cần xây dựng một số quy định về quyền của Chủ tịch nước đối với cơ quan hành chính, tòa án, viện kiểm sát, tạo cơ chế đầy đủ, toàn diện đối với việc kiểm soát quyền lực giữa hệ thống các cơ quan.

“Cần bổ sung quyền của Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC họp giải trình về việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội”- Sở Tư pháp Lâm Đồng đề xuất.

Các ý kiến cũng đề nghị dự thảo cần quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân...

 

Đề nghị quy định Thủ tướng có trách nhiệm báo cáo trước nhân dân

Về Chương VII, các ý kiến cũng cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mới chỉ bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban TVQH và Chủ tịch nước, còn trách nhiệm của Thủ tướng trong việc báo cáo công tác trước nhân dân thì chưa được quy định.

Các ý kiến đề nghị quy định Thủ tướng cũng phải có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về công tác của mình. Đây cũng là một phương thức để nhân dân có được cơ chế giám sát hoạt động của Thủ tướng.

Hoàng Long