Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Tổng Bí thư nên kiêm Chủ tịch nước

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan khi đất nước đã có những thay đổi cần được sửa đổi phù hợp với giai đoạn lịch sử, bảo đảm đưa đất nước phát triển hùng mạnh, thịnh vượng. Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, khai thác trí tuệ đóng góp để bản Hiến pháp hoàn chỉnh. Tôi xin tham gia một số ý kiến:

 

Điều 9 khoản 3 ghi: “Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”. Nêu “Nhà nước tạo điều kiện” chỉ là định hướng, tạo điều kiện “thế nào”, “cái gì”, “bao nhiêu” để MTTQ và các đoàn thể hoạt động, dễ dẫn đến cơ chế xin - cho. Theo tôi nên ghi: “Nhà nước đảm bảo điều kiện phù hợp với nhiệm vụ được giao để MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” là chặt chẽ, đầy đủ.

Điều 15, khoản 1 ghi: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật”. Nêu như vậy rất chung chung khó xác định, có thể hiểu thế nào cũng được, dễ dẫn đến làm sai, tùy tiện. Tôi đề nghị ghi rõ: Dân được biết cái gì, cái gì không nên biết, được nói cái gì, cái gì không được nói, được những quyền gì? Khoản 2 điều này ghi: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”, những từ “chỉ có thể bị giới hạn”, “cần thiết” rất chung chung, hiểu thế nào cũng được, rất dễ lạm dụng, cần viết rõ “chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì đảm bảo bí mật, an toàn quốc phòng, an ninh quốc gia và đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân”. Điều 18, khoản 2 ghi: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác”. Nêu như vậy: Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ những người Việt Nam yêu nước, không vi phạm pháp luật là đúng với nguyện vọng của nhân dân. Nhưng nếu là người Việt Nam ra nước ngoài vi phạm pháp luật nước ngoài đối chiếu với luật pháp Việt Nam cũng vi phạm thì xử lí thế nào? Để bảo đảm nghiêm pháp luật, quan hệ quốc tế, Hiến pháp cũng phải nêu cụ thể. Điều 31, khoản 2 ghi: “Cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khiếu nại tố cáo”. Nên thêm: “Nếu không giải quyết hoặc giải quyết sai lệch thì xử lí theo pháp luật”. Nhiều năm qua, một số trường hợp khiếu nại, tố cáo của nhân dân không giải quyết, chuyển vòng vo, đùn đẩy, hoặc giải quyết oan sai, kéo dài, gây dư luận bất bình, thậm chí phẫn nộ.

Điều 58, khoản 1 ghi: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lí theo quy hoạch và pháp luật”. Nêu như vậy chưa thấy hết “là tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng”. Nên nêu thêm: “Quy hoạch phải đảm bảo an ninh lương thực chắc chắn, bền vững, phải được phân cấp quản lí và quản lí nghiêm ngặt, tổ chức cá nhân vi phạm phải xử lí theo pháp luật”. Quyền của UBND huyện, UBND tỉnh, Chính phủ được đến đâu, Quốc hội đến đâu. Điều 62, khoản 1 ghi: “Nhà nước ban hành chính sách đầu tư, phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân... ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác”. Ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN có sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mới chỉ là định hướng, cần nêu thế nào để có thể so sánh đánh giá giá trị cụ thể kết quả ưu tiên. Nên nêu thêm: “Không để có khoảng cách xa về chăm sóc sức khỏe so với các vùng khác”. Điều 63, khoản 1 nêu: “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội, đa dạng, toàn diện có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp NCT, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”. Hiện tại có một số đối tượng khó khăn đã được Nhà nước trợ cấp nhưng quá thấp, sống chật vật. Cần nêu thêm: “Những người yếu thế, đặc biệt khó khăn không có khả năng đảm bảo đời sống, Nhà nước trợ cấp đảm bảo mức sống tối thiểu so với xã hội hiện tại”. Khoản 2 điều này nêu: “Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”. Thực tế một số người có công đã được hưởng chính sách ưu đãi nhưng mức sống vẫn rất thấp. Cần nêu thêm: “Đảm bảo cho mọi người có công, có mức sống trung bình so với xã hội hiện tại”.

Điều 93: Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, đề nghị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước

Bùi Đăng Du
Phó Trưởng ban Thường trực
BĐD Hội NCT tỉnh Sơn La

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin thời sự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét