Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Hà Nội: Tăng cường gần 3.500 lượt xe khách phục vụ Tết

Công ty Quản lý bến xe Hà Nội vừa cho biết trong đợt cao điểm phục vụ tết Quý Tỵ 2013, đơn vị sẽ tăng cường gần 3.500 lượt xe khách để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

 

Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, cán bộ công nhân viên chức và học sinh sinh viên được nghỉ 9 ngày liền, từ ngày 09/02/2013 (tức ngày 29/12 năm Nhâm Thìn) đến ngày hết ngày 17/02/2013 (tức ngày 08 tháng Giêng năm Quý Tỵ). Do vậy, đây sẽ là thời gian phát sinh nhu cầu đi lại của hành khách: thăm viếng, về quê… lớn nhất trong năm. Đặc biệt trong những ngày trước và sau Tết, lưu lượng hành khách đi xe khách sẽ tăng đột biến.

Sân đón khách tại bến xe Mỹ Đình

Theo kế hoạch phục vụ vận tải hành khách Tết Nguyên đán của Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, dự kiến lượng khách đi lại vào dịp Nguyên đán Quý Tỵ sẽ tăng trung bình so với đợt phục vụ Tết năm trước từ 10% đến 20%, và tăng khoảng 30% đến 50% so với ngày thường. đợt cao điểm sẽ đầu từ 07/02 đến hết ngày 09/02/2013 (tức từ 27 đến 29 tháng Chạp) và 10 ngày sau Tết Nguyên Đán đối với các tuyến đường dài.

Ông Lý Trường Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư, Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, cho biết: Hiện tại các phương tiện vận tải trên các bến đang hoạt động bình quân đạt khoảng 50% hệ số trọng tải phượng tiện, vì vậy lượng xe về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách. Trong thời gian trước Tết, lượng khách tập trung đông chủ yếu ở các tuyến đường ngắn, từ Vinh trở ra. Sau thời gian nghỉ tết, lượng khách lại tăng mạnh trên các tuyến đường dài như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột… Tuy nhiên, lượng khách năm nay sẽ ít có khả năng gây quá tải.

Đối với một số tuyến dài như: Thanh Hóa, Thái Bình, Vinh, Quảng Ninh… sẽ có thể xảy ra tình trạng ùn tắc ngắn vào từng thời điểm nhưng chắc chắn các doanh nghiệp vận tải vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày.

Kế hoạch phục vụ hành khách từng bến như sau:

Bến xe Giáp Bát: dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng 1.5 - 2 lần so với ngày thường và đạt mức từ 25.000 đến 35.000 lượt khách/ngày. Lượt xe dự kiến là: 1.100 lượt xe /ngày tăng 1,3 so với ngày thường. Trước Tết khách tăng tập trung chủ yếu các tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Sau tết khách tăng chủ yếu các tuyến đường dài: TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăc Lắk, Kom Tum, Đắc Nông...

Bến xe Mỹ Đình: dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng lên hơn 2 lần so với ngày thường và sẽ đạt ở mức từ 34.500 đến 40.000 lượt khách /ngày, lượt xe dự kiến là: 1650 lượt xe /ngày tăng gấp 1,3 lần so với ngày thường, chủ yếu ở các tuyến đường: Vinh, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Việt Trì...

Bến xe Gia Lâm: dự kiến lượt khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng 2- 3 lần so với ngày thường và đạt mức từ 13.000 – 15.000 lượt khách /ngày. Lượt xe dự kiến là 700 xe tăng 1,2 lần so với ngày thường, chủ yếu tập trung ở các tuyến như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bố Hạ, Cầu Gồ...

Ngoài việc tăng cường xe trên các bến, Công ty quản lý bến xe Hà Nội còn yêu cầu các xí nghiệp quản lý bến đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy trên các bến xe trong suốt thời gian triển khai kế hoạch. Phối hợp với các lực lượng Công an kiểm tra và ngăn chặn việc vận chuyển chất nổ, chất cháy đặc biệt kiểm tra việc vận chuyển pháo lậu, hàng cấm, hàng giả, triệt phá các tệ nạn xã hội như cờ bạc, cò mồi, rê dắt khách...; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc tăng giá vé hành khách của các đơn vị vận tải... Đảm bảo phục vụ hành khách nhanh chóng thuận tiện, an toàn văn minh lịch sự, khách ngày nào đi hết trong ngày đó.

Văn Thanh

 

Nguồn: giaothongvantai.com.vn

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không để oan sai, lọt tội

Chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không đúng quy định của pháp luật...

Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án; kiên quyết phấn đấu không để xảy ra trường hợp kết án oan người không phạm tội và bỏ lọt tội phạm; chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, việc cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật, nhất là các bị cáo bị xét xử về tham nhũng là một trong những nội dung chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân.

Chủ tịch nước phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành tòa án

Năm 2012, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh chúng ta tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992 và đẩy mạnh công cuộc chỉnh đốn và xây dựng Đảng, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước tăng cường các hoạt động chống phá, tội phạm và các tranh chấp dân sự, thương mại gia tăng do đó nhiệm vụ của ngành Tòa án hết sức nặng nề.

Trước tình hình đó, năm 2012, ngành Tòa án đã quyết tâm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành nhằm tạo sự chuyển biến tích cực góp phần vào đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Trong điều kiện thiếu cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hạn chế, số lượng các loại vụ án phải giải quyết rất lớn với trên 360.000 vụ án, nhưng năm 2012, ngành Tòa án đã giải quyết được hơn 332.000 vụ, đạt 92%; nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.

Chất lượng công tác xét xử được nâng lên; hình phạt mà tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quan tâm tập trung giải quyết để nâng cao chất lượng và không quá thời hạn theo quy định của pháp luật. Những sai sót, khuyết điểm trong công tác chuyên môn từng bước được khắc phục.

Bên cạnh đó ngành Tòa án cũng tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật; triển khai có hiệu quả nhiều nhiệm vụ liên quan tới cải cách tư pháp, từng bước kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án các cấp. Quan hệ hợp tác giữa ngành Tòa án Việt Nam với tòa án các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là với ngành Tòa án Lào và Campuchia tiếp tục được tăng cường mở rộng.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những kết quả mà ngành Tòa án nhân dân đã đạt được trong năm 2012, nhất là đã góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm, đảm bảo công bằng, dân chủ, nghiêm minh, cùng với các cấp, các ngành giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Đẩy mạnh giải quyết án tham nhũng

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ những hạn chế đó là tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy vẫn chưa giảm mạnh, tiến độ và chất lượng giải quyết nhiều vụ án, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng lớn, trọng điểm còn chưa kịp thời, nghiêm minh; tranh tụng tại phiên tòa còn hạn chế.

Việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhất là trong lĩnh vực dân sự, tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm, tồn đọng nhiều; chưa khắc phục được tình trạng cán bộ “thiếu về số lượng, yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ”; vẫn còn một số cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật bị xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Tòa án; dư luận xã hội còn nhiều nghi ngờ về tính khách quan, nghiêm minh của hoạt động xét xử.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Ngành chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác cải cách hành chính tư pháp đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Đây là những yếu kém, bất cập của ngành Tòa án cần thảo luận nghiêm túc để rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục

Chủ tịch nước nhấn mạnh: Bên cạnh các biện pháp về công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngành tòa án cần thường xuyên kiểm tra việc tổ chức công tác xét xử ở Tòa án các cấp, làm tốt công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm về những sai sót nghiệp vụ trong hoạt động xét xử.

Tòa án Nhân dân Tối cao phải làm tốt việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thực tiễn xét xử các loại vụ án.Đặc biệt, ngành Tòa án cầntiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án; kiên quyết phấn đấu không để xảy ra trường hợp kết án oan người không phạm tội và bỏ lọt tội phạm; chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, việc cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật, nhất là các bị cáo bị xét xử về tham nhũng.

Nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính; đảm bảo việc giải quyết, xét xử và ra bản án đúng pháp luật; khắc phục tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án. Giảm tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Khắc phục triệt để tình trạng để kéo dài thời hạn giải quyết các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại phải kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm; nâng cao tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; Bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn, việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải đúng pháp luật.

Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành Tòa án thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng, nâng cao bản lĩnh Thẩm phán; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa để các phán quyết của Tòa án có sức thuyết phục cao. Đồng thời, ngành Tòa án cần làm tốt công tác cán bộ nhất là đội ngũ thẩm phán cấp huyện, tương lai là Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp; thường xuyên thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân và học dân” và Cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là Thẩm phán phù hợp với đặc thù công tác của Tòa án. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án, cố niềm tin của nhân dân và góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng chí Từ Văn Nhũ, nguyên Phó Chánh án TANDTC và Huân chương Độc lập hạng Ba cho đồng chí Trần Văn Tú, Phó Chánh án TANDTC vì đã có những công lao, thành tích, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và sự phát triển của ngành Tòa án nhân dân./.

 

Nguồn: vov.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Toàn cảnh vụ "Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỷ đồng"

 Dồn dập trong vòng 3 ngày(17/1-191), hàng loạt các văn bản, công văn, ý kiến đã được công bố rộng rãi về vấn đề Thanh tra chính phủ kết luận Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỷ đồng.

Ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỉ đồng
Đây là kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.
 
Theo kết luận, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất... không tuân thủ quy định của pháp luật ở Đà Nẵng đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lời bất chính. UBND TP Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất cho các hộ được bố trí đất tái định cư, tổ chức cá nhân được giao đất, nhận chuyển nhượng nhượng quyền sử dụng đất là không đúng, gây thất thu ngân sách hơn 446 tỷ đồng (đối với các hộ tái định cư) và hơn 867 tỷ đồng (đối với các tổ chức, cá nhân khác).

Trên cơ sở kết quả và kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong giai đoạn 2003 – 2011, do đã vi phạm quy định về quản lý đất đai, gây thất thu cho ngân sách hơn 3.434 tỷ đồng. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND thành phố thu hồi về cho ngân sách thành phố hơn 1.486 tỷ đồng đối với các nhà đầu tư do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, xác định sai giá trị thu… và hơn 867 tỷ đồng do đã giảm 10% tiền sử dụng đất sai đối tượng.
 
Ngày 18/1, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phủ nhận kết luận của thanh tra Chính Phủvà cho rằng việc công bố là "bất ngờ, bất thường"
Ngày 18/1, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng. Tại văn bản này, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, hầu hết nội dung trong kết luận của Thanh tra Chính phủ là không chính xác, không có cơ sở. Các dự án giao đất mà thành phố cho là có sai phạm đều được thực hiện theo đúng quy định của luật đất đai và trong thẩm quyền của thành phố.
Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, đây không phải là giải trình đầu tiên của lãnh đạo Đà Nẵng gửi Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đà Nẵng đã nhiều lần giải trình trực tiếp, gửi văn bản chi tiết, song không thống nhất được với Thanh tra Chính phủ.
Đặc biệt, theo ông Chiến, việc Thanh tra Chính phủ công bố rộng rãi kết luận vắn tắt của mình về những sai phạm đất đai ở Đà Nẵng là hết sức bất ngờ, bất thường. Bất ngờ vì thanh tra đã lâu, bây giờ đột ngột công bố. Bất thường là vì trong khi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho các bộ ngành kiểm tra, cho ý kiến, nhưng đến nay các bước đó chưa được triển khai thì Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận.
Quan điểm của Đà Nẵng là sẽ tiếp tục bảo vệ cái đúng của mình, chưa thể xử lý cán bộ như thông báo từ kết luận của Thanh tra Chính phủ.
 
Chiều 18/1, ông Nguyễn Bá Thanh lên tiếng
Chiều 18/1, Bí thư thành ủy Đà Nẵng – Trưởng ban Nội Chính Trung ương cũng lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ. Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của Thanh tra Chính phủ là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND.
 
Ngày 19/1, "chưa nhận được bất kỳ công văn phản hồi nào của Đà Nẵng"
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 19/1, một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này chưa nhận được bất kỳ công văn phản hồi nào của Đà Nẵng. Theo cán bộ này, trước đây Đà Nẵng đã có giải trình mấy chục trang nhưng Thanh tra Chính phủ không chấp nhận. Vị lãnh đạo này còn khẳng định qua thanh tra cho thấy có những vi phạm pháp luật trầm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã kết luận, trước khi kết luận cũng thẩm định rồi, sau đó mới cho phép công khai kết luận.
 
Chiều 19/1, Vụ phó Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (Văng phòng Chính phủ) Đỗ Văn Dũng trả lời ý kiến về việc công bố kết luận "bất ngờ, bất thường".
Chiều 19/1, trả lời phỏng vấn VNE,Vụ phó Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (Văng phòng Chính phủ) Đỗ Văn Dũng, người trực tiếp theo dõi và xử lý hồ sơ về thanh tra Đà Nẵng, cho biết không ít trường hợp đơn vị được thanh tra không đồng tình với kết luận thanh tra. Các kết luận của thanh tra cũng như việc giải quyết sau kết luận thanh tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật.
 
Về việc Thanh tra Chính phủ không công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng từ tháng 11, ông Dũng cho biết, theo quy định, khi chưa có kết luận cuối cùng, các tài liệu đều đóng dấu mật. Sau khi có ý kiến Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng. "Nhiều trường hợp, như kết luận thanh tra Ngân hàng phát triển, sau 4 tháng mới được công bố", ông Dũng nói
 
Ông Dũng cho biết, trong trường hợp kết luận thanh tra Đà Nẵng, ban đầu Thanh tra Chính phủ đóng dấu mật, sau đó ngày 11/1 Thanh tra Chính phủ có văn bản báo cáo Thủ tướng là thanh tra rà soát, nghiên cứu thấy rằng các nội dung của kết luận thanh tra đến nay không còn thuộc danh mục bí mật nên đề nghị Thủ tướng cho phép công khai kết luận thanh tra. Thủ tướng có ý kiến trả lời đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
 
"Văn bản ngày 11/1 của Thanh tra Chính phủ đóng dấu “Hỏa Tốc” nên theo quy định Văn phòng Chính phủ phải xử lý ngay. Ngày 13/11 (chủ nhật), Thủ tướng có ý kiến thì Văn phòng Chính phủ phải ra văn bản thông báo ngay, bất kể đó là ngày nghỉ, ngày lễ. Việc này không có gì bất thường", ông Đỗ Văn Dũng nói.
 
TIN BÀI LIÊN QUAN
TIN
 

Nguồn: kienthuc.net.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Cứu 13 thuyền viên trên tàu bị phá nước

 Sáng 22.1, hệ thống Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cho hay tàu Phú Sơn 26 đã cứu được 13 thuyền viên tàu Hải Đông 27 bị phá nước và đang trên đường vào bờ.

Trước đó, tối 20.1, hệ thống Đài TTDH Việt Nam nhận được thông tin báo động cấp cứu của tàu Hải Đông 27 (Công ty TNHH Hải Đông, đóng tại Hải Phòng) từ vị trí có tọa độ 18,02 độ vĩ bắc, 107,47 độ kinh đông.

Tàu có trọng tải 3.071,5 tấn gồm 13 thuyền viên, trên đường từ Cù Lao Chàm (Quảng Nam) về Hải Phòng thì buồng máy bị thủng, nước tràn vào tàu khi cách Quảng Bình khoảng 73 hải lý về hướng đông bắc.

Toàn bộ thuyền viên đã rời tàu, rất may sau đó đã được tàu Phú Sơn 26 trên hành trình đi ngang qua khu vực cứu sống vào rạng sáng 21.1.

Dự kiến trong hôm nay 22.1, tàu Phú Sơn 26 sẽ về đến Cảng Hải Phòng.


Thời tiết xấu trên biển khiến nhiều tàu liên tiếp gặp nạn

* Cùng ngày, hệ thống Đài TTDH Việt Nam cho hay vừa nhận được tin báo cần ứng cứu từ tàu cá NA 94048.

Thuyền trưởng Phạm Văn Tuấn cho hay tàu cùng 10 ngư dân đang bị mắc cạn tại vị trí có tọa độ 19,13 độ vĩ bắc, 105,44 độ kinh đông, trong vùng biển Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã truyền phát thông tin trên tới các lực lượng cứu nạn khu vực và các tàu xung quanh đề nghị trợ giúp tàu bị nạn.

Nguyễn Tú

 

Nguồn: www.thanhnien.com.vn

Các bài liên quan:

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/135/251/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon.htm

dich vu ve sinh van phong

phủ bóng sàn gỗ đánh bóng sàn gỗ

Đà Nẵng: 20 tỷ đồng quà Tết cho đối tượng chính sách

UBND TP Đà Nẵng quyết định trích ngân sách gần 20 tỷ đồng trợ cấp cho các đối tượng chính sách, người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, mỗi suất có giá trị từ 300.000 - 1,2 triệu đồng.

 

Đại diện Ủy ban MTTQ TP Đà Nẵng và Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng trao quà cho các hộ khó khăn - Ảnh: VGP/Minh Trang

Dịp này, TP Đà Nẵng cũng hỗ trợ 1 triệu đồng/cán bộ công chức, viên chức và 700.000 đồng/lao động tại các đơn vị sự nghiệp có thu.

Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH Đà Nẵng đã đề xuất TP hỗ trợ thêm 1.185 tấn gạo cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, mỗi nhân khẩu được nhận 15kg gạo.

Ngoài ra, để giúp người nghèo đóng Tết vui tươi, đầm ấm, thành phố còn huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ 1.900 suất quà (500.000 đồng/suất) cho các đối tượng khó khăn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Đà Nẵng cũng huy động hơn 2.000 suất quà (500.000 đồng/suất) trao tặng cho 2.000 hộ đặc biệt nghèo trên địa bàn TP.

Trong sáng nay (22/1), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP, Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng phối hợp tổ chức trao quà và hỗ trợ Tết cho 300 hộ gia đình khó khăn trên địa bàn thành phố với tổng giá trị 534 triệu đồng.

Phong Trang

 

Nguồn: baodientu.chinhphu.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Hà Nội khó 'quản' thức ăn đường phố

Thực hiện Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố chính thức có hiệu lực từ 20/1, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thực hiện các quy định đến 29/29 quận, huyện của thành phố.

 

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Thông tư 30 được ban hành hết sức kịp thời, đáp ứng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện, hỗ trợ cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trên đia bàn Hà Nội. Hiện nay, Sở Y tế đã tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện các quy định của Thông tư 30 đến Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm của 29/29 quận, huyện và sẽ triển khai đến từng xã, phường, thị trấn, đồng thời tập huấn cho các trạm y tế. Thông tư 30 phân cấp cho chính quyền cấp cơ sở trực tiếp quản lý thức ăn đường phố, do đó chính quyền địa phương sẽ có nhiều lực lượng kiểm tra, xử lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn.

Tuy nhiên, ông Hạnh cũng thừa nhận có những tiêu chí khó áp dụng trong thực tế, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chưa thể tuân thủ ngay được, chẳng hạn còn khó khăn trong kiểm soát những người bán hàng quán di động. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, Sở sẽ xem xét, tổng hợp để gửi lên Bộ Y tế giải quyết.

Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 48.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó loại hình dịch vụ ăn uống đường phố có trên 26.000 cơ sở nhưng mới có 60% số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn khi triển khai Thông tư 30.

Để Thông tư này sớm đi vào cuộc sống, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP thành phố, Sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND TP đẩy mạnh các khâu quan trọng nhất là tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và tăng cường quản lý nhà nước, tập trung nhiều vào cấp chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn. Bên cạnh việc triển khai Thông tư 30, Hà Nội cũng đang thí điểm xây dựng mô hình 135 xã, phường, thị trấn cải thiện dịch vụ ăn uống để hỗ trợ các hộ kinh doanh hàng ăn không cố định.

Tuyết Mai

 

Nguồn: baotintuc.vn

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Thi tuyển cán bộ lãnh đạo: Quảng Ninh có “xé rào”?

Lần đầu tiên trên toàn quốc, Quảng Ninh tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp sở, được dư luận quan tâm và ủng hộ. Đồng thời, công chúng cũng đặt câu hỏi: Bộ Nội vụ đã có đề án cho việc này chưa hay đây chỉ là hiện tượng “xé rào”?

Một cuộc thi tuyển công chức ở tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Dân Trí

 

Với câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng:

- Cách thi tuyển chọn lãnh đạo này là điểm mới trong cách lựa chọn cán bộ của Đảng và Chính phủ. Gần đây nhất, NQ Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa XI về “một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay” đã nhấn mạnh đến nội dung này. Chính phủ cũng đã có NQ số 30c/2010, trong đó nêu rõ: “…thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống”. Tuy nhiên, nếu tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ thì việc tổ chức thi tuyển này có hiệu quả sẽ tốt hơn.

Trong những năm qua, một số tỉnh, thành phố đã tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở xuống là tự tổ chức hay theo một hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ?

- Hiện đã có một số tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển cán bộ như Đà Nẵng, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Long An… Nhưng đấy là hoàn toàn do các tỉnh, thành phố này tự tổ chức. Còn để thống nhất trong toàn quốc, hiện Bộ Chính trị đang giao cho Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ làm 2 đề án thí điểm thi tuyển chọn lãnh đạo. Đó là: “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng” và đề án “Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý”.

Cả hai đề án này trực tiếp do Bí thư Ban cán sự - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình làm trưởng ban. Hiện hai đề án này đang vào giai đoạn hoàn thiện để trình Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến và sau đó trình Bộ Chính trị vào tháng 3 tới.

Qua các địa phương tổ chức thi tuyển thời gian qua, các ông thấy nổi bật những nội dung nào?

- Với Quảng Ninh, chúng tôi có điện đến Sở Nội vụ để họ báo cáo kết quả, kinh nghiệm thi cử đợt vừa qua. Chúng tôi cũng muốn thông qua cuộc thi như thế này để thấy những mặt mạnh, mặt hạn chế ở đâu để rút kinh nghiệm chung và hoàn chỉnh vào hai đề án thí điểm mà chúng tôi đang xây dựng.

Còn một số tỉnh, thành đã tổ chức thí điểm việc thi tuyển lãnh đạo cấp phòng trở xuống đã tổ chức rút kinh nghiệm. Kết quả cho thấy sự hưởng ứng tích cực của công chức, viên chức và của dư luận nói chung. Tuy nhiên, cũng nổi lên một số nội dung khó cần giải quyết.

Thứ nhất, về hình thức, nội dung thi tuyển như thế nào đi nữa phải đảm bảo được nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ. Vậy trong quá trình thi tuyển làm sao để vừa chọn được người có đầy đủ năng lực (với đầu vào mở ) nhưng vẫn xác định được vai trò lãnh đạo của cấp ủy và vai trò quyết định của thủ trưởng với công tác cán bộ.

Thứ hai, còn lúng túng xác định giữa hình thức và nội dung thi; tiêu chí đánh giá , lựa chọn: Tỉ lệ giữa chuyên môn với kiến thức bổ trợ (như kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản lý, kỹ năng điều hành, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết…).

Thứ ba, những người tham gia thi tuyển nếu không trúng vẫn e ngại công việc sau này sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy trong quá trình xây dựng các đề án thí điểm này, các ông thấy vướng nhất ở điểm nào?

- Ngoài các quan điểm, nguyên tắc và các căn cứ pháp lý để xây dựng, chúng tôi cũng tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm trên thế giới nhưng vẫn không ít nội dung khó. Nổi bật nhất vẫn là xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và xây dựng tiêu chí để đánh giá chính xác người có kết quả thi tốt nhất.

Mặt khác, chúng tôi cũng phải tính, nếu thí sinh thi được điểm cao nhất nhưng không thuộc diện quy hoạch thì có bổ nhiệm? Chúng tôi đã và đang đặt một số giả thiết kiểu như vậy để có hướng giải quyết trong đề án tốt. Tôi xin lưu ý một lần nữa các đề án này vẫn chỉ là thí điểm.

- Xin cảm ơn ông!

 

 

Nguồn: laodong.com.vn

Các bài liên quan:

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/135/251/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon.htm

dich vu ve sinh van phong

phủ bóng sàn gỗ đánh bóng sàn gỗ

65 điểm tổ chức chợ hoa Xuân

 UBND TP vừa thảo luận về địa điểm tổ chức chợ hoa Xuân phục vụ Tết Quý Tỵ năm 2013. Sở Công Thương đã tổng hợp, đề xuất 65 điểm tổ chức chợ hoa Xuân của 18 UBND quận, huyện, thị xã bao gồm 20 điểm tại nội thành và 45 điểm tại ngoại thành.

 

Trong đó, có 30 điểm mới xuất hiện từ năm 2013 (5 điểm nội thành, ngoại thành là 25 điểm). Sở Công Thương đề nghị các quận, huyện thống nhất với ngành chức năng có ý kiến để đảm bảo các địa điểm tổ chức chợ hoa Xuân không gây ách tắc giao thông, an toàn trật tự xã hội, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường. Các quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức chợ hoa trên địa bàn. Các đơn vị liên quan sẽ khẩn trương chuẩn bị để đến Rằm tháng Chạp, các chợ hoa có thể bắt đầu hoạt động và sẽ kéo dài đến ngày 11-2-2013 (tức 30 Tết).
 

 

Ngọc Khánh

 

Nguồn: www.anninhthudo.vn

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Từ mai, thời tiết ấm dần đến giữa tuần

Hôm nay, Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh bắt đầu suy yếu nên nhiệt độ chỉ tăng nhẹ, nhưng từ ngày mai (20/1), trời chỉ còn mưa vào đêm và sáng, trưa chiều có lúc hửng nắng, nhiệt độ cao nhất có thể tăng lên mức 21-22 độ C.

 

Dự báo, thời tiết sẽ tiếp tục ấm lên trong 4 - 5 ngày, đến khoảng ngày 24, các khu vực trên lại có khả năng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.

 

 

Trời nắng nhẹ trong vài ngày tới

Thời tiết các vùng ngày và đêm 20/1:

Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ, riêng Điện Biên - Lai Châu 20 - 23 độ C.


Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét, vùng núi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất từ 13 - 16 độ, vùng núi 9 - 12 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C.


Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi, riêng phía nam ngày có mưa rải rác. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 14 - 17 độ, phía nam có nơi 18 - 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ, phía nam có nơi 21 - 23 độ C.


Đà Nẵng đến Bình Thuận:Nhiều mây, có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 22. độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28, phía nam có nơi 29 - 31 độ C.


Tây Nguyên:Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 15 - 18 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.


NamBộ:Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.


Hà Nội:Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 14 - 16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 16 - 18 độ C.

 

 

Tuệ Khanh

 

Nguồn: www6.vnmedia.vn

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

Đêm giao thừa, ngắm 'mưa pháo hoa' ở đâu?

 Để chào mừng năm mới Xuân Quý Tỵ 2013, đêm giao thừa thành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm.

Để chào mừng năm mới Xuân Quý Tỵ 2013,đêm giao thừathành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm.
Theo kế hoạch, Thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa chào mừng năm mới Xuân Quý Tỵ 2013 tại 29 điểm, trong đó có 5 điểm tầm cao, 24 điểm tầm thấp.
Cụ thể, 5 điểm bắn tầm cao bao gồm: Khu vực Hồ Hoàn Kiếm (Trước cửa Báo Hà Nội Mới và Bưu điện Hà Nội, quận Hoàn Kiếm), Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), Hồ Văn Quán (quận Hà Đông), và Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình (huyện Từ Liêm).
24 điểm tầm thấp tại các quận, huyện: Đống Đa, Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên,Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì.
Ngoài ra, Sở Công thương cho biết, Sở đã tổng hợp được 65 điểm đề xuất tổ chức chợ hoa Xuân của 18 UBND (Ủy ban Nhân dân) quận, huyện, thị xã bao gồm 20 điểm tại nội thành và 45 điểm tại ngoại thành.
Trong đó, có 33 điểm đã được UBND TP phê duyệt tổ chức dịp Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012 và 2 địa điểm đã tổ chức thường xuyên chợ hoa tại vỉa hè đường phía tây sông Kim Ngưu, đường Tam Trinh (phường Mai Động) - quận Hoàng Mai và chợ hoa truyền thống là chợ hoa Hàng Lược – quận Hoàn Kiếm.
 
Để chào mừng năm mới Xuân Quý Tỵ 2013, đêm giao thừa thành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm.

Còn lại 30 điểm mới của năm 2013 (5 điểm nội thành, ngoại thành là 25 điểm); Sở Công thương đề xuất các quận, huyện thống nhất với Công an TP, Sở giao thông vận tải, chiếu sáng đô thị… có ý kiến để đảm bảo các địa điểm tổ chức chợ hoa Xuân không gây ách tắc giao thông, an toàn trật tự xã hội, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi và các sở, ngành đã thống nhất tại khu vực quận Hoàng Mai bố trí thêm điểm chợ hoa ở khu vực Đền Lừ, điểm phía hè cơ khí Mai Động. Tại khu vực quận Thanh Xuân bỏ điểm đề xuất tổ chức chợ hoa tại vỉa hè hai bên phố Nguyễn Quý Đức – phường Thanh Xuân Bắc; chợ tại vỉa hè đường Khuất Duy Tiến… do dễ gây ùn tắc giao thông. Theo đó, sẽ thay địa điểm tổ chức vào khu vực Nam Trung Yên.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Từ Liêm điểm đề xuất tổ chức chợ hoa Xuân tại trước cổng khu đô thị Ciputra giáp trục đường Phạm Văn Đồng sẽ được thay vào trong Công viên Hòa Bình.
Ngoài ra còn 3 quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng chưa đề xuất danh sách tổ chức chợ hoa Xuân; tại cuộc họp, Phó Chủ tịch chỉ đạo đưa chợ hoa tổ chức tại công viên Thành Công (quận Đống Đa), công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), Bách Thảo (quận Ba Đình).
Phó Chủ tịch cũng giao các đơn vị phấn đấu đến ngày rằm tháng Chạp, các chợ hoa có thể bắt đầu hoạt động và sẽ kéo dài đến ngày 11-2-2013 (tức 30 tháng Chạp).
Minh Quân
 

Nguồn: vtc.vn

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Thời tiết từ ngày 14 đến 20/1

Kết thúc đợt rét đậm kéo dài gần 20 ngày, thời tiết tuần này sẽ ấm áp hơn ở miền Bắc. Nhưng đến cuối tuần, nhiều khả năng, một đợt không khí lạnh tăng cường sẽ kéo thời tiết các tỉnh phía Bắc chìm sâu trong giá rét.

Tây Bắc Bộ:Từ ngày 13 đến ngày 15/1, nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Một vài nơi sẽ có mưa trong ngày 16/1, sau phổ biến ít mưa, trưa chiều trời nắng.

 

Đông Bắc Bộ:Từ ngày 13 đến ngày 15/ 1, nhiều mây, có mưa vài nơi. Trời rét, trung du và vùng núi trời rét đậm, có nơi rét hại. Trong ngày 16, 17/1, có mưa nhỏ rải rác sau phổ biến ít mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng.

Thanh Hóa - Thừa Thiên - Huế:Từ ngày 13 đến ngày 16/1, nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió bắc đến tây bắc cấp 2, cấp 3.

Đà Nẵng đến Bình Thuận:Từ ngày 13 đến ngày 16/1, đêm và sáng nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Phía Bắc đêm và sáng trời lạnh. Ngày 17, 18/1, nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, tập trung ở phía Bắc khu vực. Gió đông bắc cấp 3, cấp 4. Phía Bắc trời lạnh.

Tây Nguyên:Từ ngày 14 đến ngày 20/1, mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3.

Nam Bộ:Từ ngày 14 đến ngày 20/1, mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3

 

Nguồn: cand.com.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Có sự vụ lợi trong bản tin thời tiết lúc 6h15?

 Miền Bắc đã tạm kết thúc đợt rét đậm, rét hại kéo dài 15 ngày qua. Nhiều người cho rằng đó là đợt rét dị thường trong hơn 50 năm qua, song, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương khẳng định:

 

- Đây không phải là đợt rét đầu tiên của mùa đông năm 2012-2013. Còn về trị số nhiệt độ, mặc dù kéo dài tới 15 ngày, nhưng so với đợt rét năm 2008 kéo dài tới 38 ngày thì chưa bằng. Đợt rét năm 2008, nhiệt độ kỷ lục đo được giảm xuống mức -1,6 độ C ở Sa Pa (Lào Cai). Còn trong đợt rét vừa qua, nhiệt độ tại Sa Pa là - 0,5 độ C và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là - 0,1 độ C. Như vậy, đợt rét năm nay vẫn chưa phải là kỷ lục, không có gì gọi là dị thường.

Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, thời tiết toàn cầu đang có những dấu hiệu biến đổi dị thường, thể hiện qua đợt rét đậm rét hại vừa qua. Tại hàng loạt nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu, Mỹ và cả Trung Đông… đều đang điêu đứng, thiệt hại nặng nề vì có các đợt bão tuyết hoành hành, hàng trăm người dân thiệt mạng vì giá rét, tuyết rơi quá dày, nhiệt độ đều giảm xuống âm hàng chục độ C, như ở Nga là -60 độ C, các dòng sông và thác nước ở Trung Quốc cũng đóng băng… được coi là những kỷ lục trong vòng 28 năm, 44 năm qua… Ở nước ta, cũng không loại trừ những đợt rét đậm rét hại kỷ lục tương tự như năm 2008. Vì vậy mà chúng ta không thể chủ quan, coi thường, cần phải theo dõi chặt chẽ hơn để có những giải pháp ứng phó kịp thời, thích hợp.

- Còn cơn bão số 1 (Sonamu) xuất hiện ngay đầu năm nhiều người nhận định đó là bất thường?

- Trong lịch sử đã từng xảy ra những cơn bão xuất hiện ngay đầu năm mới. Thực ra, nó vẫn là cơn bão sót của mùa bão năm 2012, vì theo quy luật thông thường, càng về cuối mùa, bão càng xuất hiện dịch về phía Nam. Còn mùa bão mới của năm 2013 thì phải từ tháng 3-4 tới mới bắt đầu. Vì thế, chỉ có thể coi những cơn bão xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau như bão số 1 là “ít gặp”, chứ không phải chuyện lạ.
 

Nền nhiệt độ trong đợt rét vừa qua không có dấu hiệu dị thường

- Trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh đã rất vất vả theo dõi bản tin thời tiết trên VTV vào 6h15 sáng để biết cho con nghỉ học hay đến trường. Tuy nhiên, nhiều ngày bản tin VTV thì thông báo dưới 10 độ C, nhưng một số trường lại đo được nhiệt độ trên 10 độ C, đã gây ra những khó khăn cho phụ huynh và học sinh. Vậy lỗi phải chăng do việc dự báo thời tiết chưa chuẩn?

- Tôi xin khẳng định, việc dự báo nhiệt độ trên bản tin của VTV lúc 6h15 như mọi người đang theo dõi không phải do nguồn tin của Trung tâm DBKTTV Trung ương cung cấp. Họ khai thác từ nguồn nào chúng tôi không biết. Cũng đã rất nhiều người dân gọi điện đến Trung tâm phản ánh sự bất nhất này. Ở đây, chúng tôi thấy có sự vụ lợi. Không nên để người dân phải nhắn tin, gọi điện đến số điện thoại nào đó mới được cung cấp thông tin nhiệt độ, thời tiết.

Để người dân, các bậc phụ huynh, nhà trường chủ động theo dõi sát sao, cụ thể hơn về nhiệt độ để quyết định có cho con em nghỉ học không, theo tôi, mỗi hộ gia đình nên tự trang bị một cái nhiệt kế treo trong nhà để tiện theo dõi nhiệt độ là đảm bảo chính xác.

- Đợt nắng ấm ở miền Bắc sẽ kéo dài bao lâu, thưa ông?

- Có thể coi đợt rét đậm rét hại vừa xảy ra ở Bắc bộ đã kết thúc. Trong vòng 7-10 ngày tới, theo quan sát của chúng tôi, mặc dù vẫn có các đợt không khí lạnh tăng cường xuống, vào các ngày 16 và 22-1, nhưng sẽ không có đợt rét hại nào nghiêm trọng như đợt vừa qua.

Theo dự báo thì vào cuối tháng 1-2012, tức là gần Tết Quý Tỵ, sẽ có một đợt không khí lạnh cường độ khá mạnh tràn xuống miền Bắc, gây ra rét đậm rét hại trở lại trên diện rộng, ở vùng núi cao như Mẫu Sơn, Trùng Khánh, Sa Pa, Y Tý… có thể lại xảy ra băng giá.
 

 

Hạ Quỳnh (Thực hiện)

 

Nguồn: www.anninhthudo.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Bịt những lỗ hổng kích hoạt lòng tham

Ngày mai (15-1), tại TP.HCM, hội thảo “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam hiện nay” do Tạp chí Cộng Sản và ĐHQG TP.HCM tổ chức sẽ khai mạc.

 

Pháp Luật TP.HCMtrò chuyện với GS-TS Trương Giang Long, Phó Tổng Biên tậpTạp chí Cộng Sản, về việc làm thế nào để biến quyết tâm chính trị của Đảng thành những hành động cụ thể để xoay chuyển tình hình chống tham nhũng.

GS-TSTrương Giang Long(ảnh)nói:

 

+ Trước hết phải khẳng định rằng Đảng và Nhà nước ta không dung thứ bất kỳ hành vi tham nhũng nào dù hành vi đó diễn ra ở đâu và ai là người vi phạm. Nhưng công bằng mà nói, cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt kỳ vọng như Đảng mong muốn và nhân dân chờ đợi.

Bốn vấn đề về chống tham nhũng

. Theo GS, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiệu quả chống tham nhũng không đạt yêu cầu?

+ Trước hết là như Nghị quyết Trung ương 4 nhận định, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ của ta suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Thực tế này cho thấy công tác tổ chức cán bộ đã không theo kịp sự thay đổi của tình hình. Một mặt, công tác này chưa lựa chọn được người giỏi để Đảng, Nhà nước bố trí vào những vị trí nhạy cảm. Mặt khác, chúng ta không kịp phát hiện ra thành phần suy thoái, biến chất để thay thế, cắt bỏ. Hai cái này cộng lại làm cho khuynh hướng tham nhũng tiêu cực ngày càng lan rộng.

Thứ hai là khi chuyển sang cơ chế thị trường, cơ chế, chính sách của ta còn bất cập, lỏng lẻo không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn gây nên những lỗ hổng. Điều ấy kích hoạt lòng tham con người. Chính vì nó lỏng lẻo, dễ dãi quá làm người ta không tham cũng nảy ra ý định tham, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Nếu không khép cái này cho thật nhanh thì công tác PCTN sẽ còn gặp nhiều khó khăn nữa.

Một phiên xử tham nhũng về đất đai tại TAND TP.HCM. Ảnh: HTD

Thứ ba, sự nghiệp nào cũng là sự nghiệp của nhân dân. Thế nhưng lâu nay người dân vẫn chưa vào cuộc chống tham nhũng với tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân cao. Do đó, Đảng và Nhà nước cần tạo cơ chế hợp lý, sử dụng tổng hợp sức dân tham gia vào công tác giám sát phản biện, tố giác tham nhũng thì tình hình sẽ được cải thiện.

Thứ tư, vai trò của không ít người đứng đầu và tổ chức đảng cơ sở hiện nay còn hạn chế, nhất là đối với công tác PCTN. Bản thân chúng ta cũng chưa xử lý nghiêm những cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực trong cơ quan đơn vị mình. Ta còn xử lý theo kiểu chiếu lệ.

Lần này, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Đảng ta rất chú trọng để giải quyết các vấn đề trên. Một khi chúng ta có quyết tâm chính trị cao và cách làm phù hợp thì nhất định tình hình sẽ chuyển động.

Rèn luyện đội ngũ tinh thông, bản lĩnh

. Hiện người dân đang đặt nhiều kỳ vọng khi Tổng Bí thư trực tiếp đứng đầu Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương, cùng với đó là việc tái lập Ban Nội chính Trung ương với vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Tác động của điều này đến hiệu quả PCTN thế nào, thưa ông?

+ Có thể nói việc chuyển tổng tư lệnh của cuộc đấu tranh PCTN về cho Tổng Bí thư là một bằng chứng biểu thị và khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng để ngăn chặn tệ nạn tham nhũng. Việc tái lập Ban Nội chính Trung ương cũng rất đáng mừng. Ngoài việc tham mưu cho Đảng về công tác cán bộ (cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ) thì nhiệm vụ quan trọng của cơ quan này là tham mưu cho Đảng về công tác đấu tranh PCTN.

Trước đây, Chính phủ phụ trách công tác này nhưng nay để tách bạch, tránh dư luận hiểu là vừa đá bóng vừa thổi còi thì Đảng đứng ra nhận lãnh trọng trách trực tiếp chỉ huy cuộc đấu tranh này. Bởi cuối cùng, không ai khác hơn là Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về tình hình tiêu cực tham nhũng. Vấn đề quan trọng lúc này là rèn luyện đội ngũ PCTN tinh thông nghiệp vụ, bản lĩnh trong ứng xử và có trách nhiệm đạo đức rất cao đối với đất nước, dân tộc.

Người chân chính phải có đất sống

. Đánh thì phải có trọng tâm. Theo GS, Ban Nội chính Trung ương sắp tới cần đột phá vào những lĩnh vực nào để diệt tham nhũng?

+ Muốn giải quyết bài toán chống tham nhũng thì khâu mấu chốt nhất là con người, cán bộ. Làm sao để ngăn chặn xu hướng chạy chức, chạy quyền như dư luận bàn tán xôn xao bấy lâu nay là rất khó. Nhưng khó cũng phải làm cho ra là có hay không bởi điều này đang làm suy giảm niềm tin của dân vào sự trong sạch bộ máy cán bộ của Đảng. Chúng ta phải lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng trong sạch, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc; xử lý nghiêm cán bộ sai phạm. Với cán bộ hư hỏng mà ta cứ cho tại ngoại, xử án treo, tha tù trước hạn thì thuốc trị sẽ bị nhờn.

Thứ hai là phải chọn những ngành nảy sinh nhiều tiêu cực để tập trung xử lý như Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh nêu gần đây, nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản. Làm sao để những người làm ăn chân chính có đất sống, còn ai làm ăn gian dối phải bị nghiêm trị. Tại sao giám sát nước ngoài thì công trình đạt chất lượng tốt, còn đơn vị Việt Nam giám sát thì không tốt. Đây là điểm gây nhiều bức xúc trong dư luận, phải làm rõ.

Cùng với đó, phải đột phá vào lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Nếu ta không làm mạnh mẽ, kiên quyết lĩnh vực giữ gìn, quản lý tài sản của đất nước thì sẽ gây bức xúc thêm trong người dân.

Ngoài ra, lĩnh vực quản lý đất đai và sử dụng tài nguyên cũng phải tập trung. Xung quanh chính sách đất đai phải suy nghĩ nghiêm túc có giải pháp tháo gỡ kịp thời để không có khoảng trống cho bọn xấu lợi dụng. Phải siết chặt lĩnh vực khai thác và quản lý tài nguyên vì đây là tài sản nhân dân, tài sản nhà nước đang bị một số người lợi dụng khai thác làm giàu cho bản thân mà không có đóng góp thỏa đáng cho phát triển.

. Xin cảm ơn ông.

MINH CƯỜNGthực hiện

 

 

Nguồn: phapluattp.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Tổng kiểm tra an toàn thực phẩm

 Lực lượng liên ngành gồm các Bộ Công an, Y tế, Công thương, Nông Nghiệp sẽ phối hợp kiểm tra ở 24 tỉnh thành có nguy cơ cao nhất về mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo đó, sẽ lập 8 đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương đồng thời tất cả các tỉnh, thành phố cũng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra từ tỉnh cho tới các xã, phường.

Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra với hàng trăm nghìn mẫu vật, từ đó đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng an toàn thực phẩm, cảnh báo người dân và triển khai các giải pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho người dân có những bữa ăn an toàn trong dịp Tết.

Đồng thời các ngành chức năng sẽ triển khai Nghị định số 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, mức xử phạt cao nhất với hành vi vi phạm là 100 triệu đồng, cơ sở vi phạm có thể bị rút giấy phép kinh doanh, công khai thông tin về cơ sở vi phạm qua các phương tiện thông tin đại chúng…
Bộ trưởng Vũ Kim Tiến kiểm tra ATTP ở chợ Đồng Xuân
Các ngành chức năng sẽ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như cách thức để người dân lựa chọn các mặt hàng thực phẩm an toàn, có địa chỉ, có nhãn mác.
Về lâu dài, ngành Y tế sẽ hướng tới xây dựng một đề án về bữa ăn an toàn cho người dân. Để làm được điều này, phải có một quy trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, từ trang trại tới bàn ăn, từ nuôi trồng, chế biến đến kinh doanh, phân phối…, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ ngành. Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương tiếp tục đưa ra thị trường những thương hiệu có tem an toàn thực phẩm.
“Theo quy luật, những sản phẩm không an toàn sẽ bị đào thải nếu người dân có địa chỉ để lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Một vấn đề khác được dư luận chú ý là sắp tới, Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố sẽ có hiệu lực. Nhiều người dân gửi ý kiến tới chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” đã đánh giá cao Thông tư này, nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn về tính khả thi của Thông tư.
Trước mong muốn chính đáng của người dân là Bộ trưởng hãy “vi hành” để nắm bắt tình hình thực tiễn, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bà đã nhiều lần đi chợ (từ chợ đầu mối đến các chợ bán lẻ, từ chợ cóc đến các siêu thị, từ các cơ sở sản xuất đến các cửa hàng ăn) để lựa chọn những thực phẩm sạch và cũng tránh những nơi có nghi ngờ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, không phải đến Thông tư 30, chúng ta mới có các quy định về thức ăn đường phố. Thức ăn đường phố cũng có những ưu điểm riêng, như giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân. Bên cạnh đó, hiện tượng thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khá phổ biến, ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người dân.
Trên cơ sở đó, Thông tư 30 không nhằm mục đích cấm mà đưa ra các điều kiện để cải thiện hơn chất lượng và sự an toàn của thức ăn đường phố, mặt khác góp phần làm bộ mặt vỉa hè khang trang, văn minh hơn. “Rõ ràng không thể để tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa. Phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh”, Bộ trưởng nói.
Cũng như Luật An toàn thực phẩm, Thông tư 30 phân cấp cho chính quyền cấp cơ sở trong quản lý thức ăn đường phố. Chính quyền cơ sở có đủ các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ này. Vấn đề thức ăn đường phố mất an toàn vệ sinh không thể giải quyết một sớm một chiều, nhưng Thông tư 30 cùng với Luật An toàn thực phẩm là hành lang pháp lý cơ bản để chúng ta triển khai những giải pháp xử lý.
TheoChinhphu.vn

 

Nguồn: vietq.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Kỷ luật Đồn trưởng biên phòng Vũng Rô vì để người nước ngoài nuôi thủy sản trái phép

Ngày 13.1, BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên, cho biết: BTV Tỉnh ủy vừa công bố quyết định kỷ luật cách chức Đảng ủy viên Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh, chi ủy viên chi bộ Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Vũng Rô đối với thượng tá Trần Xuân Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, Đông Hòa).

BTV Tỉnh ủy cũng đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông Sơn. Nguyên nhân, ông Sơn đã để các DN nuôi thủy sản trên địa bàn quan hệ làm ăn với người nước ngoài trên tuyến biên phòng Vũng Rô. Khuyết điểm, sai phạm của ông Sơn là có hệ thống, kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.


L.PHONG

Gia Lai: Công bố hạn hán trên nhiều huyện

UBND tỉnh Gia Lai vừa công bố hạn hán trên địa bàn 8 huyện, thị xã phía đông và đông nam của tỉnh này. Quyết định ghi rõ, UBND các huyện, thị xã nói trên phải triển khai các biện pháp phòng, chống hạn trên địa bàn; chủ động ngân sách huyện để chống hạn, bơm tưới; áp dụng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Sở LĐTBXH chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình thiếu đói do hạn hán gây ra, đề xuất hỗ trợ cứu đói kịp thời.

Quyết định cũng yêu cầu liên Sở NNPTNT, Tài chính, LĐTBXH tham gia trực tiếp để đối phó với tình hình hạn hán... Trước đó, báo Lao Động đã có bài “Bắc Tây Nguyên khô cạn khác thường” phản ánh tình hình khô hạn gay gắt đang diễn ra ở địa bàn các tỉnh này.
 
Lê Đình Dũng

 

 

Nguồn: laodong.com.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Hiếm gặp cảnh cá heo “chạy loạn” trên biển

Cảnh tượng hiếm gặp về một đàn cá heo với số lượng lên tới 1.000 con đua nhau nhảy và lao đi điên cuồng trên biển ở bang Califonia, Mỹ được các du khách trên tàu du lịch lại.

 
Các du khách trên chiếc tàu du lịch Whale Safari đã quay được cảnh hàng loạt chú cá heo "chạy loạn" và khuấy tung mặt nước khi tàu của họ đi qua khu vực biển của thành phố Dana Point, bang California.

Cá heo là một loài động vật có tính cộng đồng cao, thường sống theo nhóm hoặc thành tốp bao gồm khoảng 12 con. Tuy nhiên, ở những nơi nhiều thức ăn, số lượng các con cá heo trong đàn có thể tăng lên đột biến, thậm chí có khi vượt quá con số 1.000 con.
 
Xem video:
 

Phương Hân

 

 

Nguồn: dantri.com.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Cá ĐBSCL cạn kiệt dần

Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng cá và thu nhập của người dân nơi đây.

Ông Nguyễn Phụng Hoàng, Giám đốc công ty Bà Giáo Khỏe 55555, Thị Xã Châu Đốc, An Giang chia sẻ, trước đây cá nguyên liệu (cá linh, lòng tong...) đề làm mắm rất dồi dào, nhất là vào mùa nước nổi tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, gần 10 năm nay, nguồn lợi từ thiên nhiên ban tặng giảm tới 2/3.

"Tôi làm nghề mắm theo kiểu cha truyền con nối qua nhiều thế hệ nhưng chưa khi nào sản lượng cá nguyên liệu lại thấp như hiện nay", ông nói.

Ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay. Ảnh:savethemekong.org

Tại buổi nói chuyện "Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long" hôm 10/1, Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, khoa Quản lý tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Đại học Cần Thơ cho hay, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do biến đổi khí hậu. Thời tiết thất thường, thủy lưu dòng sông thay đổi khiến mùa nước lũ ở miền tây không còn tự nhiên và đúng như chu kỳ trước đó. Tập quán sinh sản và di cư của các loài cá do đó cũng bị xáo trộn.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay, thông qua việc gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ. Như vậy, nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo cách tự nhiên. Khi nước biển tràn ngược vào các sông vào mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng. Từ đó, nguồn lợi cá cạn kiện dần.

Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, việcđánh đổi con cá nhường chỗ cho đồng lúa bằng cách bao đê kín mít đã khiến cuộc sống của người dân ở vùng ngập sâu, vùng lũ trở nên khó khăn hơn.Ông nhấn mạnh, con cá có vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá là nguồn sống quan trọng của cư dân hạ nguồn Mekong. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại không dừng lại ở người dân nơi đây, mà bao phủ trên diện rộng.

Ông Hoàng dẫn chứng, thường thu nhập trong mùa lũ, người dân có thể kiếm được khoảng 50.000 – 70.000 đồng, thậm chí vài trăm nghìn đồng, nhờ khai thác, đánh bắt cá mưu sinh hoặc có thể ủ mắm đem bán, nhưng hiện tại đã giảm nhiều và giảm mạnh hơn nữa nếu Campuchia quyết xây đập thủy điện.

Những nhà đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong hướng nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hơn là vì sinh thái và cuộc sống của người dân. “Khi đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long, có lúc rất nhiều nước tràn từ thượng nguồn sông Mekong, nhưng có lúc không một giọt nước”, ông dự Ni dự báo.

Mai Phương

 

Nguồn: vnexpress.net

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

vệ sinh công nghiệp

Phấn đấu giải quyết trên 85% vụ khiếu nại trong 2013

Ngày 11/1, tại thành phố Quy Nhơn, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị triển khai công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013 khu vực miền Trung-Tây Nguyên.


Tham dự hội nghị có đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; đại diện các Cục, Vụ, Văn phòng Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo chủ chốt Thanh tra 18 tỉnh, thành phố trong khu vực (từ Thanh Hóa đến Lâm Đồng).
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và nhất trí thông qua phương hướng nhiệm vụ năm 2013 với những nội dung chính: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai và các nội dung của Đề án Đổi mới công tác tiếp dân theo quyết định 858/QĐ-Ttg; trong đầu quý 1/2013; tập trung giải quyết dứt điểm 56 vụ việc đã được rà soát năm 2012.
Các đại biểu cũng nhất trí phải phân loại kết quả giải quyết, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết; tiếp tục giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài còn tồn đọng khác trên địa bàn, hạn chế tối đa khiếu kiện đông người, vượt cấp; nâng cao chất lượng kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỷ lệ giải quyết trên 85% số vụ việc; thực hiện có hiệu quả việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đạt 80%; tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tăng cường sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và các đơn vị có liên quan của Thanh tra Chính phủ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong khu vực để đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành lãnh đạo các cấp.
Năm 2012, các địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã tổ chức tiếp 77.707 lượt công dân với 36.246 vụ việc; đã xử lý theo quy định 30.230 đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến 18.759 vụ việc, trong đó trên 80% vụ việc có nội dung khiếu nại liên quan đến đất đai, nhà cửa, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp đất sản xuất...
Các địa phương đã giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền được 12.871/14.378 đơn thư (đạt 89,46 %); qua đó đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 60,349 tỷ đồng, gần 695.000m2 đất các loại; trả lại cho tập thể và công dân 33,878 tỷ đồng và 1,338 triệu m2 đất; kiến nghị xử lý hành chính 169 người và chuyển cơ quan điều tra xem xét hình sự 16 vụ với với 17 người./.
Viết Ý (TTXVN)
 

Nguồn: www.vietnamplus.vn

BĐKH sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế VN

Các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định như trên tại hội thảo của Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu (CCWG) và đại diện của tổ chức quốc tế về nghiên cứu môi trường ( DARA Internationa) diễn ra ngày 10/1, tại Hà Nội.

Theo đó, trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng toàn cầu. Điều này càng được khẳng định chắc chắn hơn nếu như Việt Nam đưa ra được những chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu hợp lí sẽ giúp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững hơn cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trước những biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện là một trong số các nước dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu, điều này sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế vĩ mô bởi ngành nông nghiệp tại Việt Nam hiện chiếm tới 20% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và hơn một nửa lực lượng lao động tập trung cho ngành này. Ngoài ra, ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải, đô thị công nghiệp (phát thải nhiều carbon), các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa bởi các hình thức nấu ăn, sưởi ấm độc hại do đốt củi, than,… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân.

Cũng theo báo cáo tại hội thảo, khí hậu tại Việt Nam sẽ tiếp tục nóng lên, gây ra những đợt hạn hán và thiệt hại về thủy sản do nhiệt độ ngày càng vượt xa các mức lịch sử trước đây. Các tác động được ước tính sẽ tăng mạnh về mức độ nghiệm trọng trong vòng 20 năm tới. Nghiên cứu cho thấy, số ngày và đêm nóng đã tăng lên tương ứng là 30 ngày và 50 đêm khi so sánh với khí hậu của Việt Nam những năm 1960.

Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và quốc tế đã chia sẻ những kinh nghiệm trên cơ sở nền tảng ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, thông qua các chương trình như: Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học; Phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước; Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương,…

Các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần đa dạng hóa lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng như hiện đại hóa nông nghiệp qua hệ thống thủy lợi trong thời gian tới.
 

Nguồn: www.tiasang.com.vn

Năm 2013: Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

 Giải pháp về thực hiện chính sách tài khóa là một trong những nội dung quan trọng trong những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vừa được Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/ NQ-CP.

Nghị quyết 01 yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách nhà nước

Trong các giải pháp về tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Nghị quyết 01/NQ-CP nhấn mạnh việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về ngân sách nhà nước, bảo đảm thực các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định. Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh, giữ bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP.

Nghị quyết nêu rõ, tăng cường công tác chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, chống chuyển giá; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra thuế, nhất là các lĩnh vực, khoản thu có khả năng thất thu cao; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuế; tăng cường chế tài, thực thi pháp luật về thuế. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội. Tổng kết, đánh giá, kiến nghị giải pháp phù hợp đối với chính sách động viên, huy động, sử dụng các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, công sản, đặc biệt là đất đai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II-2013.

Về các khoản chi, Chính phủ yêu cầu rà soát, quản lý chặt chẽ, đảm bảo trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đúng chế độ quy định; tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: mua xe công, tổ chức lễ hội, hội nghị, khởi công, phong tặng danh hiệu, chi phí điện, nước...

Việc xây dựng và triển khai dự toán ngân sách nhà nước gắn với chiến lược và địnhhướng phát triển trong từng thời kỳ, đảm bảo tính bền vững của ngân sách nhà nước, phản ánh được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn ngân sách nhà nước với từng ngành, lĩnh vực.

Chính phủ chỉ đạo, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước, các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước; vay tiền về cho vay lại; bảo lãnh vay của Chính phủ. Thực hiện minh bạch hóa chi tiêu của ngân sách nhà nước và đầu tư công.

Về nợ công và nợ quốc gia, Nghị quyết nhấn mạnh việc quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro và chủ động bố trí nguồn trả nợ các khoản vay đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh phát triển đa dạng thị trường trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ nợ có kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên; rà soát các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển ngoài nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Hạn chế tối ta khởi công dự án mới dùng vốn ngân sách nhà nước

Nghị quyết 01 cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai, kiểm tra thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các dự án đầu tư của Nhà nước, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2013, bố trí hoàn trả vốn đã được ngân sách ứng trước.

Hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, quốc phòng- an ninh cấp bách và dự án trọng điểm cấp bách.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội phải trên cơ sở bảo đảm cân đối chung của các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2013-2015 và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

V.Bắc

 

Nguồn: www.baohaiquan.vn

 

Sẽ hết thời “vung tay quá trán”?

Để phân bổ hợp lý nguồn lực, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định: Phải tái cơ cấu để ép đầu tư công xuống. “Thay vì 10 đồng chỉ phân cho 5 đồng thôi thì lúc đó người quyết định đầu tư mới cố tìm cách phân bổ vào những chỗ hiệu quả hơn. Còn cứ như bây giờ thì ba

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

o nhiêu cũng đủ, bao nhiêu cũng ít”, ông Ánh nói một cách quyết liệt.

Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Tươi đã đưa ra 6 công trình, dự án mà tỉnh này cần Nhà nước tiếp vốn.

Những dự án cả ngàn tỷ, mà theo vị lãnh đạo này, địa phương mới lo được một nửa, hoặc một phần ba kinh phí, thậm chí còn ít hơn, đang nằm dang dở, đe dọa tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cũng tại hội nghị này, nhiều tỉnh thành khác nhất loạt kêu “đói vốn” và khẩn thiết mong chờ sự trợ lực từ nguồn NSNN.

Lỗi tại phân cấp?

Thế nhưng, tình hình thu ngân sách không chỉ khó khăn trong năm 2012 mà dự báo năm kế tiếp sẽ vẫn chật vật trong cân đối thu chi. Ngay trong hội nghị trực tuyến này, tình hình càng căng thẳng hơn khi nhiều tỉnh thành đệ trình lên Chính phủ hàng loạt dự án “trọng điểm”, với ý nghĩa dường như rất cấp bách và mục đích thì nghe rất... “hợp lý”.

Đó là còn chưa kể con số hơn 91.000 tỷ đồng nợ đọng vốn đầu tư của 63 tỉnh thành trong năm 2011 chưa giải quyết được. Cả nợ cũ và vốn đầu tư mới đang là gánh nặng lớn đè lên vai ngân sách trong năm 2013.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn.

Sự lãng phí nguồn lực này được nhiều chuyên gia đánh giá là do việc phân cấp vội vã dẫn tới hệ quả là sự yếu kém trong điều phối các hạng mục đầu tư cấp tỉnh. Chính quyền địa phương đang khiến quy hoạch chung của cả nền kinh tế và vùng bị phá vỡ do xuất hiện những tư tưởng cục bộ và cạnh tranh không lành mạnh. Hội chứng này đã khiến cho cơ cấu kinh tế manh mún, thiếu hiệu quả.

Cũng trong cuộc họp báo cuối năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiếp tục khơi lên câu chuyện sử dụng lãng phí nguồn lực Nhà nước. Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra thấu hiểu tình thế không thể khác này của các địa phương.

"Chúng ta giao toàn bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế cho địa phương, giao Nghị quyết phải tăng trưởng GDP bao nhiêu %, nên địa phương nào cũng phấn đấu, lăn ra làm ăn để trở thành 63 đơn vị kinh tế”, ông Vinh nói.

Ngay như khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù hạ tầng giáo dục, y tế so với mặt bằng chung của cả nước là thấp, nhưng mới đây các tỉnh này đã kiến nghị được tăng nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho đầu tư vào các lĩnh vực khác, trong khi nguồn lực này đáng lý được dành phần lớn cho các công trình phúc lợi xã hội.

Điều này cho thấy gánh nặng về vốn cho phát triển kinh tế đang ngày càng nặng với các địa phương. “Chính quyền của các quốc gia trên thế giới ít làm như vậy. Họ chủ yếu tạo môi trường cho các DN thuận lợi trong việc làm kinh tế tại địa phương mình”, ông Vinh nhấn mạnh.

Ưu tiên giải quyết nợ đọng

Trong khi câu chuyện phân cấp còn chưa ngã ngũ, thì năm 2013 đã bắt đầu vào guồng, với nhiều kế hoạch cũ còn dang dở, và rất nhiều các kế hoạch mới khác cũng cần được triển khai.

“Nguồn vốn viện trợ ngày càng thu hẹp lại, nguồn lực từ hợp tác công tư ( PPP ) cũng chưa có được bao nhiêu; tích lũy và tiêu dùng càng ngày càng mất cân đối, tiêu dùng tăng nhanh, tích lũy hạn hẹp”, một chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại. Bài toán lúc này là phân bổ nguồn NSNN sao cho các địa phương sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

“Nếu cứ ủng hộ vay nợ và tiếp tục vay nợ thì chỉ trong một vài năm tới lạm phát có thể bị kích lên cỡ 23%”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cảnh báo. Để phân bổ hợp lý nguồn lực, ông Ánh khẳng định: Phải tái cơ cấu để ép đầu tư công xuống. “Thay vì 10 đồng chỉ phân cho 5 đồng thôi thì lúc đó người quyết định đầu tư mới cố tìm cách phân bổ vào những chỗ hiệu quả hơn. Còn cứ như bây giờ thì bao nhiêu cũng đủ, bao nhiêu cũng ít”, ông Ánh nói một cách quyết liệt.

Khuyến nghị này của ông Ánh nhanh chóng được cụ thể hóa thành chính sách. Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các bộ ngành địa phương yêu cầu báo cáo chi tiết, trong đó ghi rõ số nợ NSNN, ngân sách Trung ương và địa phương là bao nhiêu.

Cùng với đó, sắp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có thông báo trung hạn NSNN giai đoạn 2013-2015 để các địa phương biết nguồn vốn cho địa phương mình là bao nhiêu, từ đó cân đối để thanh toán nợ xây dựng cơ bản và bố trí vốn cho các dự án, với ưu tiên là giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản cho DN.

“Hội đồng nhân dân tự quyết định chi tiêu này, nếu họ chi tiêu nhiều thì tự bỏ tiền ra trả, Trung ương không trả cho các đơn vị đã làm tràn lan, quá sức của mình”, ông Vinh nói dứt khoát.

 

Nguồn: vietstock.vn

 

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Say ngủ mặc bão quật văng mái nhà

Trong tình trạng bão mạnh đến mức phá hỏng mái nhà, bà Betty vẫn… say sưa ngủ và không biết điều gì xảy ra.

 

Vừa qua ở bang Alabama, nước Mỹ, người dân đã trải qua một cơn bão khủng khiếp. Cơn bão có sức phá hoại ghê gớm khiến người dân phải thức trắng đêm vì hoảng sợ. Có vẻ như tất cả đều hoảng sợ, chỉ trừ có bà Betty Russell. Khi cơn bão ập đến và thậm chí quật tung mái nhà của mình, bà Betty vẫn ngủ say trên ghế salon ở phòng khách. Chỉ đến khi các nhân viên cứu hộ đến, bấm còi và xem xét từng nhà dân để kiểm tra khu vực bị bão càn quét, bà mới tỉnh giấc.

Trong khi cơn bão làm đổ cây cối, quật văng mái nhà, bà Betty vẫn không hề hay biết

Bà Betty cho biết rằng, trước đó bang Alabama đã phải trải qua một cơn bão khác, và cơn bão ấy đã làm sập một phần phòng ngủ của bà, phá hỏng phần mái nhà và tạo một lỗ hổng rất lớn trên chính chiếc giường bà thường ngủ. Do chưa có điều kiện sửa chữa nên bà Betty quyết định cứ để tạm đó và ra ghế sofa xem phim rồi ngủ quên mất.

Khi cơn bão ập đến, bà cho biết rằng bà không nhớ bất cứ điều gì và chỉ cảm thấy giấc ngủ rất ngon. Chỉ cho đến khi biết rằng đêm hôm trước bão rất mạnh và nhìn tình trạng xơ xác của mái nhà của mình, bà mới toát mồ hôi lạnh và cảm thấy thật may mắn vì mình đã thoát chết trong gang tấc khi có một quyết định đúng đắn là ra phòng khách ngủ.

Nhiều người dân cho biết là họ rất lo cho bà Betty vào đêm có bão bởi vì bà ở một mình, không có con cháu bên cạnh. Họ cố gắng liên hệ với bà vào đêm hôm bão đến để đảm bảo rằng bà an toàn vì họ rất sợ hãi rằng bà Betty có thể gặp chuyện không may khi tình trạng căn nhà của bà Betty đã hết sức hư hỏng mà vẫn chưa được sửa chữa.

Một người hàng xóm quen thân với bà Betty cho biết: “Tôi đã cố gắng liên lạc với bà ấy nhưng không có tín hiệu trả lời. Tôi hết sức lo sợ rằng bà ấy có thể xảy ra chuyện gì. Bà Betty rất tốt bụng, và chúng tôi không thể tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra nếu mất bà. Thật may mắn”.

Theo An ninh Thủ đô/ Daily Mail

 

 

Nguồn: danviet.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Dân "tạm trú" vẫn có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện

 Những người đang sống và làm việc tại TP.HCM nhưng chưa có hộ khẩu vẫn được mua bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện giống như những người có hộ khẩu tại TP.HCM nhưng làm nghề tự do.

Sáng 9.1, trao đổi với PVThanh Niên Online, bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền - Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM (BHYT trực thuộc Bảo hiểm xã hội) - cho biết: những người hộ khẩu ở các tỉnh, thành khác đến sống và làm việc ở TP.HCM, nếu có đăng ký tạm trú thì vẫn được mua BHYT tự nguyện.


Đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại TP.HCM - Ảnh: Thanh Tùng

Tại TP.HCM, hiện có nhiều người hộ khẩu ở các tỉnh, thành khác; các sinh viên học tại TP ra trường làm việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, mặc dù chưa phải là nhân viên chính thức nhưng họ được trợ cấp tiền hằng tháng và làm việc lâu dài.

Tuy nhiên, lâu nay những người này không mua BHYT (vì nghĩ rằng mình không được mua BHYT ở TP), nên mỗi khi đau ốm, họ phải tự chi trả hoàn toàn.

Theo bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, những người thuộc thành phần trên, cũng như những người có hộ khẩu tại TP nhưng làm nghề tự do, thì mua BHYT dạng tự nguyện tại UBND phường, xã nơi mình tạm trú, hoặc thường trú.

Thường vào ngày 20 hằng tháng, các phường, xã sẽ tổ chức bán BHYT tự nguyện.

Sau khi trả tiền mua BHYT tự nguyện, thì một tháng sau, thẻ BHYT đó sẽ có hiệu lực (được chi trả khi khám, chữa bệnh).

Người có thẻ BHYT tự nguyện sẽ được chi trả 80% trong khám, chữa bệnh.

Thẻ BHYT tự nguyện có ký hiệu HGĐ (hộ gia đình) nằm trước dãy số thẻ; thẻ BHYT của những người làm việc tại các cơ quan nhà nước có ký hiệu HC (hành chính) nằm trước dãy số thẻ; thẻ BHYT của người làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân sẽ có ký hiệu DN nằm trước dãy số thẻ.

Thanh Tùng

 

Nguồn: www.thanhnien.com.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Hà Nội: Cấp dưới vi phạm, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm

 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa chỉ đạo các sở ngành, quận huyện thực hiện “năm kỷ cương hành chính - 2013”. Ông Thảo nêu rõ, người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm kỷ luật của cấp dưới.

Để thực hiện “năm kỷ cương hành chính - 2013”, Chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành và quận huyện phải phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban, bộ phận...; Giảm số lượng các cuộc họp, tổ chức lồng ghép nhiều nội dung trong cùng một cuộc họp cùng thành phần dự họp; Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch UBND thành phố về chất lượng và thời hạn các nhiệm vụ theo chỉ đạo của chủ tịch và phó chủ tịch thành phố; Chịu trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị về hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính của cấp dưới trực tiếp.


Hà Nội xác định 2013 là "năm kỷ cương hành chính"

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần nâng cao nhận thức và thực hiện có trách nhiệm, nghiêm túc, đầy đủ các quy định của cơ quan về kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Từng cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực công việc được giao. Trường hợp tham mưu, đề xuất không hết trách nhiệm, trái quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm công vụ. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý theo quy định của pháp luật; quy định về bồi thường trách nhiệm nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.

Để tăng cường kỷ cương hành chính, UBND thành phố thành lập Bộ phận Thường trực thanh tra, kiểm tra công vụ, hoạt động thường xuyên theo chương trình, kế hoạch và thanh tra, kiểm tra đột xuất theo phản ánh, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức.

Bộ phận trên do Giám đốc Sở Nội vụ trực tiếp chỉ đạo, một phó chủ tịch Sở này làm nhiệm vụ chuyên trách. Thành viên trong Bộ phận Thường trực Thanh tra gồm có một số cán bộ thuộc Sở Nội vụ, Thanh tra Thành phố, Sở Tư pháp, Văn phòng UBND thành phố.

Ngoài ra, Giám đốc Sở, thủ trưởng các ban ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện thị xã trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ tại đơn vị, địa phương mình.

Trúc Linh

 

Nguồn: dantri.com.vn

Tết chờ ở Arem!

Tết Nguyên đán đang cận kề, nhưng hiện tại, hầu hết các hộ dân ở đồng bào Arem thuộc xã miền núi Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã hết gạo ăn. Năm nay Tết có ghé về Arem!

Gian nan đường tới Arem

Những ngày cuối năm, dưới cái lạnh buốt giá, chúng tôi vượt hành trình đầy gian nan để đến với đồng bào dân tộc thiểu số Arem ở xã miền núi Tân Trạch. Trước khi quyết định thực hiện chuyến công tác này, tôi cứ nhớ mãi lời dặn của anh cán bộ văn hóa xã đêm trước: Nhà báo có đủ can đảm để vượt qua những gian nan, khổ ải để đến với bà con Arem không? Bởi, con đường 20 Quyết Thắng nối từ xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) đi ngược lên phía tây cắt ngang dãy Trường Sơn để qua cửa khẩu Noọng Ma đến đất bạn Lào thuộc vào diện xấu nhất, khó đi nhất Việt Nam!
 
Gian nan đường lên Arem
 
Từ sáng sớm, tôi cùng người bạn đồng nghiệp quyết tâm vào bản Arem như đã hẹn. Từ km18 con đường 20 Quyết Thắng, chúng tôi băng qua những dãy núi đá vôi cao ngút tầm mắt. Dọc tuyến đường đang thi công dang dở, những lớp bùn đất nhão nhoẹt, sâu hoắm khiến chiếc xe cứ hì hục và xả ra từng đụn khói đen, khét lẹt mà không thể nhúc nhích. Chiếc bánh sau cứ xoay tít trong bùn lầy.
 
Nhiều đoạn đường những "ổ voi" sâu nửa mét
 
 
...và bùn đất nhão nhoẹt, sâu hoắm khiến chiếc xe cứ hì hục và xả ra từng đụn khói đen, khét lẹt.
 
Xe cứ trèo qua những phiến đá trơn rồi lại lao xuống vũng nước sâu gần nửa mét. Sau hơn nửa ngày đường “vật lộn” với con đường "khó đi nhất Việt Nam", chúng tôi đã có mặt tại bản Arem. Gặp chúng tôi, Thiếu tá Đặng Ngọc Toan, Đồn Biên phòng Cà Roòng (Đồn 591) đon đả ra chào khách. Thiếu tá Toan là cán bộ tăng cường cho xã Tân Trạch.
 
“Sáng nay, hai đồng chí có mang theo dụng cụ để sửa xe không?”. Tôi đang băn khoăn về câu hỏi. Thiếu tá Toan đáp lời ngay: Những người thường xuyên ra vào Tân Trạch là phải có dụng cụ sửa xe mang theo bên người bởi, nếu xe hư dọc đường mà không có phụ tùng sửa là phải bỏ xe bên đường, ghi tên tuổi dán lên xe rồi cuốc bộ vào bản.

100% hộ nghèo

Nói về tộc người Arem ở Tân Trạch, già làng Đinh Rầu, kể lại: Tộc người Arem được phát hiện vào năm 1956, khi đó chỉ có 18 người. Những năm sau đó, do chiến tranh xảy ra liên miên nên người A Rem lại chạy vào sống trong các hang đá. Để vận động được bà con ra khỏi hang đá, sống định canh ngoài thôn bản, Bộ đội Biên phòng, cán bộ huyện Bố Trạch và lãnh đạo địa phương đã băng hàng chục cây số đường rừng vào hang Va, hang So Đũa và hang Bồng Cù ở sâu trong vùng rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Và điểm nhấn quan trọng nhất với bà con đồng bào nơi đây là vào năm 2007, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh) đã đầu tư xây dựng 42 ngôi nhà lợp tôn kiên cố với số tiền 840 triệu đồng cho bà con bản Arem. Từ khi có bản mới, đời sống về vật chất lẫn tinh thần của người Arem được nâng lên đáng kể.
 
Một góc Arem

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch Nguyễn Chí Sỹ, cho biết: Hiện tại tộc người Arem ở Tân Trạch có 72 hộ với 315 nhân khẩu. Việc cho con em đi học lấy cái chữ cũng đã được đồng bào dân tộc quan tâm, ủng hộ. 100% số trẻ em trong độ tuổi đến trường trên địa bàn xã đã được đi học, trong đó, học sinh THCS có 29 em, tiểu học 51 em và mẫu giáo là 34 em.

 

 

“Vừa qua, chúng tôi cũng đã trình lên UBND huyện xin cấp thêm 10 tấn gạo để phát cho bà con ăn trong dịp Tết Nguyên đán. Chừng đó, nếu vẫn thiếu thì sẽ tính phương án trích nguồn ngân sách dự phòng của xã để mua gạo cho bà con, sẽ cố gắng hạn chế không để cho bà con thiếu đói trong dịp Tết và mùa giáp hạt ra Giêng”, ông Nguyễn Chí Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch, nói.

Theo ông Sỹ, về cơ bản, hiện cuộc sống của người Arem đang từng bước khởi sắc và sớm đi vào ổn định. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến vấn đề hộ nghèo và thu nhập đầu người ở xã Tân Trạch, ông Sỹ nói: “100% hộ dân trong xã đều thuộc diện hộ nghèo. Thu nhập bình quân trên đầu người là 1,7 triệu đồng/người/năm”.

Arem chờ gạo cứu trợ!

Ông Sỹ dẫn chúng tôi tới nhà chị Y Mót lúc đã xế chiều. 3 mẹ con chị đang ăn quả rừng thay cơm. “Nó (chồng Y Mót – PV) vào rừng mấy ngày ni chưa về. Mấy mẹ con ở nhà gạo sắp hết nên phải ăn phụ thêm hoa quả hái trong rừng”.
 
3 mẹ con Y Mót đang ăn quả rừng thay cơm
 
Sang nhà anh Đinh Hùng, gia đình thuộc diện nghèo khó nhất xã, ông Sỹ cho biết nhà anh Hùng có 9 miệng ăn. Anh Hùng là trụ cột chính trong nhà nhưng lại ốm đau liên miên, vì thế ngôi nhà lúc nào cũng trống hoác. Anh Đinh Hùng cùng 2 đứa con ngồi co ro trong bếp ăn ít cơm nấu trộn ngô chấm với nước mắm. “Nhà hết gạo. Vợ yếu, tui lại đau, con thì còn nhỏ dại nên giờ chỉ biết trông chờ vào gạo cứu trợ của nhà nước thôi cán bộ ơi!”.
 
3 cha con Đinh Hùng đang ăn ít cơm trộn với ngô xay của vợ mới vay từ hàng xóm về
 
 
Ông Sỹ cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán này, nếu không được hỗ trợ gạo kịp thời, đồng bào Arem sẽ thiếu gạo nghiêm trọng bởi, hiện tại hầu hết người dân đã hết gạo. Cũng theo ông Sỹ, hiện nhiều hộ dân trong xã nợ tiền gạo ở các quan tạp hóa đến hàng chục triệu đồng.
 
Trao đổi qua điện thoại với PVDân trí,ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, hiện tại người dân ở một số xã khó khăn đã xảy ra tình trạng hết gạo, thiếu đói. Đặc biệt là xã miền núi Tân Trạch. UBND huyện cũng đang chờ số liệu báo cáo cụ thể từ các xã gửi về để lập danh sách, cân đối số lượng chung của tỉnh rồi mới trình lên Sở LĐ-TB&XH xin cấp khoảng 100 tấn gạo, cấp phát cho bà con trước dịp Tết Nguyên đán.

Đặng Tài - Anh Đức

 

Nguồn: dantri.com.vn