Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Sẽ hết thời “vung tay quá trán”?

Để phân bổ hợp lý nguồn lực, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định: Phải tái cơ cấu để ép đầu tư công xuống. “Thay vì 10 đồng chỉ phân cho 5 đồng thôi thì lúc đó người quyết định đầu tư mới cố tìm cách phân bổ vào những chỗ hiệu quả hơn. Còn cứ như bây giờ thì ba

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

o nhiêu cũng đủ, bao nhiêu cũng ít”, ông Ánh nói một cách quyết liệt.

Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Tươi đã đưa ra 6 công trình, dự án mà tỉnh này cần Nhà nước tiếp vốn.

Những dự án cả ngàn tỷ, mà theo vị lãnh đạo này, địa phương mới lo được một nửa, hoặc một phần ba kinh phí, thậm chí còn ít hơn, đang nằm dang dở, đe dọa tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cũng tại hội nghị này, nhiều tỉnh thành khác nhất loạt kêu “đói vốn” và khẩn thiết mong chờ sự trợ lực từ nguồn NSNN.

Lỗi tại phân cấp?

Thế nhưng, tình hình thu ngân sách không chỉ khó khăn trong năm 2012 mà dự báo năm kế tiếp sẽ vẫn chật vật trong cân đối thu chi. Ngay trong hội nghị trực tuyến này, tình hình càng căng thẳng hơn khi nhiều tỉnh thành đệ trình lên Chính phủ hàng loạt dự án “trọng điểm”, với ý nghĩa dường như rất cấp bách và mục đích thì nghe rất... “hợp lý”.

Đó là còn chưa kể con số hơn 91.000 tỷ đồng nợ đọng vốn đầu tư của 63 tỉnh thành trong năm 2011 chưa giải quyết được. Cả nợ cũ và vốn đầu tư mới đang là gánh nặng lớn đè lên vai ngân sách trong năm 2013.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn.

Sự lãng phí nguồn lực này được nhiều chuyên gia đánh giá là do việc phân cấp vội vã dẫn tới hệ quả là sự yếu kém trong điều phối các hạng mục đầu tư cấp tỉnh. Chính quyền địa phương đang khiến quy hoạch chung của cả nền kinh tế và vùng bị phá vỡ do xuất hiện những tư tưởng cục bộ và cạnh tranh không lành mạnh. Hội chứng này đã khiến cho cơ cấu kinh tế manh mún, thiếu hiệu quả.

Cũng trong cuộc họp báo cuối năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiếp tục khơi lên câu chuyện sử dụng lãng phí nguồn lực Nhà nước. Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra thấu hiểu tình thế không thể khác này của các địa phương.

"Chúng ta giao toàn bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế cho địa phương, giao Nghị quyết phải tăng trưởng GDP bao nhiêu %, nên địa phương nào cũng phấn đấu, lăn ra làm ăn để trở thành 63 đơn vị kinh tế”, ông Vinh nói.

Ngay như khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù hạ tầng giáo dục, y tế so với mặt bằng chung của cả nước là thấp, nhưng mới đây các tỉnh này đã kiến nghị được tăng nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho đầu tư vào các lĩnh vực khác, trong khi nguồn lực này đáng lý được dành phần lớn cho các công trình phúc lợi xã hội.

Điều này cho thấy gánh nặng về vốn cho phát triển kinh tế đang ngày càng nặng với các địa phương. “Chính quyền của các quốc gia trên thế giới ít làm như vậy. Họ chủ yếu tạo môi trường cho các DN thuận lợi trong việc làm kinh tế tại địa phương mình”, ông Vinh nhấn mạnh.

Ưu tiên giải quyết nợ đọng

Trong khi câu chuyện phân cấp còn chưa ngã ngũ, thì năm 2013 đã bắt đầu vào guồng, với nhiều kế hoạch cũ còn dang dở, và rất nhiều các kế hoạch mới khác cũng cần được triển khai.

“Nguồn vốn viện trợ ngày càng thu hẹp lại, nguồn lực từ hợp tác công tư ( PPP ) cũng chưa có được bao nhiêu; tích lũy và tiêu dùng càng ngày càng mất cân đối, tiêu dùng tăng nhanh, tích lũy hạn hẹp”, một chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại. Bài toán lúc này là phân bổ nguồn NSNN sao cho các địa phương sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

“Nếu cứ ủng hộ vay nợ và tiếp tục vay nợ thì chỉ trong một vài năm tới lạm phát có thể bị kích lên cỡ 23%”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cảnh báo. Để phân bổ hợp lý nguồn lực, ông Ánh khẳng định: Phải tái cơ cấu để ép đầu tư công xuống. “Thay vì 10 đồng chỉ phân cho 5 đồng thôi thì lúc đó người quyết định đầu tư mới cố tìm cách phân bổ vào những chỗ hiệu quả hơn. Còn cứ như bây giờ thì bao nhiêu cũng đủ, bao nhiêu cũng ít”, ông Ánh nói một cách quyết liệt.

Khuyến nghị này của ông Ánh nhanh chóng được cụ thể hóa thành chính sách. Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các bộ ngành địa phương yêu cầu báo cáo chi tiết, trong đó ghi rõ số nợ NSNN, ngân sách Trung ương và địa phương là bao nhiêu.

Cùng với đó, sắp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có thông báo trung hạn NSNN giai đoạn 2013-2015 để các địa phương biết nguồn vốn cho địa phương mình là bao nhiêu, từ đó cân đối để thanh toán nợ xây dựng cơ bản và bố trí vốn cho các dự án, với ưu tiên là giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản cho DN.

“Hội đồng nhân dân tự quyết định chi tiêu này, nếu họ chi tiêu nhiều thì tự bỏ tiền ra trả, Trung ương không trả cho các đơn vị đã làm tràn lan, quá sức của mình”, ông Vinh nói dứt khoát.

 

Nguồn: vietstock.vn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét